Mỹ thuật tham gia vào kiến trúc, xây dựng đô thị ở Yên Bái hiện nay
- Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2015 | 9:50:19 AM
YênBái - YBĐT - Giữa hội họa - kiến trúc và không gian có mối liên hệ đa chiều làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về tính mỹ thuật của kiến trúc. Ở Yên Bái, với sự chuyển đổi về cảm quan không gian để đáp ứng với những thay đổi về kinh tế - xã hội và chính trị do tác động ngoại lai, thì văn hóa địa phương với những khuôn mẫu ổn định của cuộc sống làng quê vẫn đồng thời tạo những ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc của tỉnh.
Tượng đài Chiến thắng Nghĩa Lộ.
|
Kiến trúc với việc xây dựng đô thị ở Yên Bái hiện nay
Diện mạo phố phường của Yên Bái hiện nay chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc nhà ống. Những ngôi nhà vừa ở, vừa kinh doanh thường có các cửa hàng hoặc xưởng ở phía trước với mặt tiền hẹp, khu sinh hoạt dài và sân ở phía sau. Hiện nay, đã xuất hiện thêm nhiều kiến trúc nhà sàn bằng bê tông và nhiều kiến trúc nhà ở theo kiểu biệt thự của những gia đình có không gian rộng và ưa thích kiến trúc của đồng bào dân tộc. Cũng có vài ngôi nhà ưa thích kiến trúc cổ. Mặt tiền của ngôi nhà được làm mới bằng cách thêm vào một số chi tiết kiểu Pháp như cửa sổ, cửa chớp mở ra ban công. Kiểu nhà cửa hàng này đại diện cho một phong cách kiến trúc pha trộn giữa nhà chồng diềm của thời trước và những ngôi nhà bề thế hơn, có nhiều yếu tố kiến trúc Pháp hơn của thời sau. Nhiều ngôi nhà đã bài trí tượng vườn trong khuôn viên gia đình để tạo nơi thư giãn và tăng tính mỹ thuật cho không gian kiến trúc.
Từ sau Đại hội VI của Đảng (năm 1986), bước vào thời kỳ đổi mới Yên Bái đã thay đổi rất nhiều, nếu xét riêng về cảnh quan đô thị và hành vi kiến trúc. Diện mạo kiến trúc của Yên Bái giờ đây được định dạng phần nhiều bởi các công trình xây dựng của tư nhân, vì nhiều người đã trở nên giàu có, bỏ tiền mua đất xây nhà riêng, phổ biến nhất là những căn nhà, cửa hàng cao tầng, tạm gọi là nhà ống cao tầng. Có lẽ, thể hiện rõ nhất được đặc điểm kiến trúc dân dụng và phong cảnh đô thị của Yên Bái thời hậu đổi mới là những ngôi nhà lợp mái cọ, lợp phi brô xi măng, cột gỗ mỡ, cột mai, vầu, nhà khung gỗ cổ đã được thay bằng những tòa nhà cao hơn; nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, văn phòng cho thuê cũng được tăng lên đáng kể.
Thực trạng mỹ thuật gắn với kiến trúc xây dựng đô thị ở Yên Bái
Ở Yên Bái hiện nay chưa có họa sỹ nào vẽ tranh phong cảnh đô thị, hoặc có tác phẩm mỹ thuật thể hiện mối quan tâm cá nhân về giao thông vận tải, về xây dựng dân dụng và bút pháp có tính chất siêu thực. Song, mỹ thuật Yên Bái cũng có đóng góp với kiến trúc xây dựng đô thị ở Yên Bái. Đó là các công trình tượng đài (tượng đài Chiến thắng Nghĩa Lộ, tượng đài và khuôn viên Nguyễn Thái Học, tượng đài Chiến thắng Âu Lâu, tượng trong các khu đình, chùa, trong vườn, trong khuôn viên, trong các nhà hàng, khách sạn…); các biểu trưng của khu du lịch, khu di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh; các cụm tranh cổ động, vừa tuyên truyền cho các nhiệm vụ chính trị của tỉnh vừa tô điểm cảnh quan đô thị cho thành phố; các tượng linh vật tại các đình, chùa, nhà hàng, khách sạn vừa phong thuỷ vừa trang trí tạo sự trang nghiêm. Tuy nhiên, do sự thiếu am hiểu, nhiều nơi, nhiều gia đình vẫn còn dùng linh vật ngoại lai.
Trong những năm gần đây, một số người giàu có và các nhà đầu tư đã đưa kiến trúc nhà sàn từ vùng dân tộc dựng lại hoặc mô phỏng kiến trúc bằng bê tông hóa giữa lòng thành phố Yên Bái vừa làm nơi ở, làm nhà hàng và phòng trưng bày tranh hoặc ảnh. Nhiều gia đình, các ông chủ có tiền hoặc đam mê nghệ thuật đã bỏ ra không ít tiền để mua tranh hoặc ảnh nghệ thuật của các họa sỹ, nghệ sỹ treo trong phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn của gia đình. Các nội thất của nhà hàng, khách sạn, các phòng làm việc của các vị lãnh đạo, các giám đốc doanh nghiệp cũng được chú ý tới tính mỹ thuật nhiều hơn. Họ đã tìm đến những họa sỹ thực sự có năng lực, có chuyên môn cao để được tư vấn, thiết kế và chọn các phương án cho mình. Những mối quan tâm và phong cách riêng của họa sỹ rõ ràng có ảnh hưởng đến cách họ hình dung, tái dựng, kìm nén và thể hiện tính thẩm mỹ của cảnh quan đô thị và cùng với nó là cảm quan không gian, ở cả hai lĩnh vực vật thể và phi vật thể trong các tác phẩm của mình.
Mỹ thuật gắn với kiến trúc, xây dựng đô thị của Yên Bái hiện nay chưa được chú trọng nhiều. Song, từ một số tác phẩm thể hiện tính thẩm mỹ của cảnh quan đô thị chứa đựng những biểu tượng của địa phương, được đúc kết không chỉ từ những đặc điểm, vật chất mà còn từ cảm xúc của họa sỹ. Cả hai khía cạnh này đều cần thiết để tìm hiểu về cảm quan không gian của một đô thị và quan trọng hơn vì tính thẩm mỹ của cảnh quan đô thị và kiến trúc ở đó. Trong thời buổi kiến trúc thay đổi quá nhanh, những loại hình nghệ thuật khác thường mang lại những thông tin để tìm hiểu về kiến trúc mà bình thường không ai để ý đến.
Họa sỹ Nguyễn Đình Thi (Phó chủ tịch Thường trực Hội LHVHNT Yên Bái)
Các tin khác
Với tư cách là nhà thiết kế tiêu biểu của làng thời trang Việt Nam, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã trở thành người Việt Nam thứ hai và là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam được trao tặng giải thưởng danh giá mang tầm quốc tế mang tên giải thưởng Fukuoka của Nhật Bản.
Dự kiến kinh phí đầu tư quy hoạch khu di tích thành Cổ Loa khoảng 7.400 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn ngân sách và vốn xã hội hóa.
Cơ quan Bưu chính Mỹ vừa phát hành một mẫu tem mới, in hình biểu tượng âm nhạc Elvis Presley. Con tem đặc biệt này sẽ chính thức lên kệ vào ngày 12/8 tới.
Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) sẽ diễn ra từ 9-7 đến 11-7 tại Hà Nội với sự tham dự của 539 nhà văn đại biểu chính thức và một số đại biểu dự khuyết.