Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về tranh sơn mài Việt Nam và Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/12/2015 | 8:28:34 AM

Chiều 30/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm giao lưu Việt Nam-Hàn Quốc mang tên “Sơn mài - Việt Nam & Ottchil - Hàn Quốc.”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là lần đầu tiên triển lãm về tranh sơn mài giữa Việt Nam và Hàn Quốc được Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, kéo dài đến ngày 12/12.

Triển lãm lần này trưng bày 39 tác phẩm gồm 27 tác phẩm của 25 họa sỹ Hàn Quốc và 12 tác phẩm của 12 họa sỹ Việt Nam. Các tác phẩm lần này sẽ là những bức họa đa dạng khắc họa những nét đẹp của phong cảnh, chân dung và đời sống người dân hai nước. Tham dự khai mạc triển lãm lần này sẽ có sự góp mặt của 12 họa sỹ Hàn Quốc và 12 họa sỹ Việt Nam .

Nghệ thuật Ottchil (sơn mài) của Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kỹ thuật Najeon-chil (kỹ thuật sử dụng vỏ trai, vỏ sò…) để sáng tác các tác phẩm hội họa.

Sơn Ottchil được khai thác từ cây sơn Ott-namu, một loại sơn tự nhiên, thân thiện với môi trường và không gây hại tới con người.

Ottchil có đặc tính nổi bật là chống nước, chống mối mọt, chống côn trùng và không bị biến đổi màu sắc, độ bền dù trải qua khoảng thời gian dài cả ngàn năm.

Hội họa Ottchil Hàn Quốc được phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác bởi kỹ thuật Najeon và màu sắc vốn có của các tác phẩm Ottchil. Hội họa Ottchil của Hàn Quốc đã được phát triển từ nghệ thuật sơn mài vốn chỉ có trong thủ công mỹ nghệ.

Ngày nay, Ottchil mang những nét hiện đại hóa, được kế thừa và phát triển từ các đặc điểm của nghệ thuật sơn mài truyền thống.

Đặc biệt, Bảo tàng Ottchil Tong Yeong Hàn Quốc, đơn vị tham gia triển lãm lần này đã có kế hoạch thực hiện triển lãm với tên gọi mang ý nghĩa sơn mài trong tiếng Hàn Quốc là ‘Ottchil’ thay thế ‘lacquer’ đang được sử dụng rộng rãi.

Từ xa xưa, sơn mài là một chất liệu truyền thống được sử dụng để trang trí những vật dụng, đồ dùng trong đời sống sinh hoạt của người dân tại một số nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc… Nhắc tới sơn mài thời gian này, bất cứ ai cũng có thể hiểu đó là mỹ nghệ như sơn mài trên bình phong, bát, đĩa, đồ đựng trang sức….

Cùng với sự phát triển của mỹ thuật, sơn mài trở thành chất liệu sáng tác trong các tác phẩm hội họa và trở thành niềm đam mê bất tận, làm nên tên tuổi của rất nhiều họa sỹ ở Việt Nam như: Trần Đình Thọ (1919-2011), Nguyễn Gia Trí (1909-1993), Trần Văn Cẩn (1910-1994)… và Hàn Quốc có Kim Sung Soo (1935).

Tuy vậy, ở mỗi nước, sơn mài lại được khai thác theo những cách khác nhau tạo nên dấu ấn riêng, mang nét văn hóa riêng.

Tại Việt Nam, các họa sỹ thường sử dụng sơn ta lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác như vàng, bạc, son, vỏ trứng… để pha màu và vẽ lên mặt tranh.

Hồn của tranh sơn mài và tài của họa sỹ Việt được quyết định và thể hiện qua quá trình mài tranh. Đây chính là điểm khác biệt của tranh sơn mài Việt Nam.

Bên lề triển lãm giao lưu Việt Nam-Hàn Quốc lần này, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc sẽ tổ chức thêm các hoạt động như workshop, hội thảo, diễn đàn vào ngày 1/12 tại 49 Nguyễn Du nhằm tạo thêm cơ hội tìm hiểu, khám phá và so sánh về nghệ thuật sơn mài và ottchil giữa họa sỹ hai nước và họa sỹ Hàn Quốc với sinh viên Việt Nam.

Ông Park Nark Jong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc bày tỏ hy vọng triển lãm lần này sẽ là chiếc cầu nối đưa nghệ thuật sơn mài và ottchil đến gần hơn nữa với người dân hai nước đồng thời mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác hơn nữa giữa họa sỹ hai nước trong lĩnh vực này.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Công đoạn vẽ sáp tạo hoa văn cho sản phẩm thổ cẩm.

YBĐT - Những năm gần đây, huyện Mù Cang Chải đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách không chỉ bởi vẻ đẹp của Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang mà còn bởi văn hóa tộc người rất độc đáo ở nơi này, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh năm 1993.

Tham gia hoạt động trong UNESCO, Việt Nam đã tiếp thu trí tuệ và kinh nghiệm của thế giới để đạt được những tiến bộ và phát triển không ngừng trong các lĩnh vực.

Thúy Hằng (bìa trái) vai Yến trong bộ phim Cuộc đời của Yến, bộ phim chiếu khai mạc LHP Việt Nam lần thứ 19.

Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 19 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 20 giờ ngày 1-12 tại Nhà hát Hòa Bình (thành phố Hồ Chí  Minh (TPHCM) và được truyền hình trực tiếp trên VTV và HTV.

Du khách tham quan Khu lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tuần văn hóa kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 28-11 đến 5-12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục