Thừa Thiên-Huế kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/1/2018 | 2:05:39 PM

Ngày 11/1 (tức ngày 25/11 năm Đinh Dậu), tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ (núi Bân, phường An Tây), Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức kỷ niệm 229 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

Một hoạt động kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Một hoạt động kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

Buổi lễ diễn ra ấn tượng với màn "Trống hội núi Bân" và các hoạt cảnh chiêu quân, tế trời đất, lễ đăng quang, luyện binh, xuất quân và biểu diễn các tiết mục võ cổ truyền Tây Sơn của các võ sinh tại Huế.

Buổi lễ phần nào tái hiện ký ức hào hùng, ý chí sắt đá của đoàn quân bách chiến, bách thắng đã cùng Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ bờ cõi, non sông gấm vóc Việt Nam...

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huế nhấn mạnh ngày 25/11 năm Mậu Thân, cách đây 229 năm, nghe tin 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, đánh chiếm Thăng Long, tại núi Bân, Nguyễn Huệ khẩn cấp hội bàn với các tướng sỹ và quyết định lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung để quy tụ lòng dân.

Ngọn núi Bân cao ngất trời lập tức được san lấp làm đàn tế cáo trời đất khi Nguyễn Huệ lên ngôi, điều binh thần tốc ra trận tuyến đánh giặc, giải phóng Kinh thành Thăng Long. Chiến thắng này được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Sau thắng lợi lịch sử ấy, suốt hơn 10 năm sau đó (1789-1801) Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thời Tây Sơn. Di tích lịch sử núi Bân, phường An Tây, thành phố Huế, đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia vào năm 1988.

Để tôn vinh vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn đối với đất nước, thành phố Huế đã xây dựng Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ tại di tích lịch sử núi Bân (hay còn gọi là núi Ba Tầng. Đây là nơi Nguyễn Huệ trước lúc xuất quân ra Bắc đã lên ngôi và lấy niên hiệu Quang Trung vào cuối năm 1788.

Khu tưởng niệm có diện tích 9,5 ha, với nhiều hạng mục, trong đó có tượng đài đặc tả chân dung người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung do nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ thực hiện.

Tượng đài có chiều cao 21 m, thân tượng cao 12m, chất liệu đá thanh được làm từ 8 khối đá với 18 mảng, mỗi mảng trọng lượng từ 10-60 tấn.

Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ tại thành phố Huế còn là nơi thắp lửa truyền thống, giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ toàn vẹn giang sơn, đất nước.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hát Xoan Phú Thọ, Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đứng đầu bảng xếp hạng 10 sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch của năm 2017.

Chiều 10/1, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã chính thức công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2017.

Lễ phát động Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 8.

"Tôi yêu Việt Nam” là chủ đề của Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 8 do Tổng cục Du lịch tổ chức, Tạp chí Du lịch là đơn vị thực hiện với sự phối hợp và bảo trợ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, diễn ra từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018.

Cuộc thi ảnh nhằm giới thiệu những tiến bộ trong phát triển của khu vực Tiểu vùng Mê-kông mở rộng.

Ngày 8/1, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phát động một cuộc thi ảnh trên Instagram giới thiệu những tiến bộ trong phát triển của khu vực Tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS) và minh chứng cho việc tập trung tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực đã cải thiện đời sống của người dân như thế nào.

Mỗi tập phim

Mẹ Việt - seri phim dài 108 tập có nội dung về Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - vừa được khởi quay và sẽ lên sóng trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục