Xuân đến Yên Bái lễ chùa, hội đền

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/2/2019 | 10:07:12 AM

YênBái - Đi lễ đền chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt. Sau đêm giao thừa, tiếp đến những ngày đầu năm mới khách thập phương đến Yên Bái đi lễ đền chùa ngày một đông.

Những vùng đất có địa hình hiểm trở dọc theo lưu vực sông Hồng, sông Chảy ở Yên Bái là nơi ghi dấu lịch sử khai hoang mở đất, chống ngoại bang một thủa. Ở những địa danh này đã hình thống đình - đền dày đặc làm nơi thờ cúng, tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân. 

Được biết, cũng trong dịp lễ hội đầu xuân ở khu vực hạ huyện Yên Bình, ngày mồng 7 tháng Giêng sẽ diễn ra lễ hội đình Khả Lĩnh, ngày 8 tháng Giêng có lễ hội đền Phúc Hòa, ngày mồng 9 tháng Giêng là lễ hội đền Thác Bà. 

Cùng thời gian này, vào ngày Mão đầu năm, huyện Văn Yên sẽ khai hội đền Đông Cuông ở xã Đông Cuông, tiếp đến là hội đền Nhược Sơn ở xã Châu Quế Hạ, là những địa danh ghi dấu trên hành trình du lịch tâm linh của khách gần xa.



Nhiều lễ hội đình, đền diễn ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong tháng Giêng.



 Không gian rộng rãi, thoáng đẹp, yên tĩnh, chùa Minh Pháp và đền Rối trở thành điểm đến ngày xuân cầu tài lộc, cầu bình an của nhân dân.


Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am được trang hoàng lộng lẫy chào đón thập khách.

Ngược lên đất ngọc Lục Yên, khách thập phương sẽ đến với đền Đại Cại - nơi thờ Bà chúa quân lương Vũ Thị Ngọc Anh trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa Hắc Y - Đại Cại để tham quan thưởng ngoạn, cầu lộc cầu tài. 

Và còn rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng  của mảnh đất Yên Bái có bề dày lịch sử hàng nghìn năm chạy dọc sông Hồng - con sông Mẹ đang rộng cửa đón người dân và du khách vãn cảnh du xuân trong mùa xuân Kỷ Hợi!

Minh Quang

Tags khả lĩnh Phúc hòa Đông Cuông Đại Cại

Các tin khác

Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Khơ Mú, huyện Văn Chấn có nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vô cùng độc đáo. Các lễ hội, các hoạt động văn hóa đặc trưng của dân tộc vẫn được người Khơ Mú tổ chức theo đúng phong tục. Những giá trị văn hóa đó đã tạo nên sự bền vững, gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng dân tộc. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức tự bảo tồn văn hóa của tộc người Khơ Mú từ ngay trong tâm thức của cộng đồng.

Xuân Bắc và Công Lý gắn bó nhiều năm với vai Nam Tào, Bắc Đẩu.

Video dài gần một phút giới thiệu những phân cảnh chính của chương trình "Gặp nhau cuối năm".

Người Tày Khao Đông Cuông trong Lễ hội Cơm mới.

Trải qua nhiều thăng trầm, người Tày Khao ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là phong tục trong dịp tết.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục