Tôn vinh Lễ hội Cầu ngư là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 2:21:16 PM

Sáng 20/2, tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống, thay mặt Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), thành phố Đà Nẵng đã trao bằng chứng nhận "Lễ hội Cầu ngư tại thành phố Đà Nẵng" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao bằng chứng nhận
Trao bằng chứng nhận "Lễ hội Cầu ngư tại TP. Đà Nẵng" là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH&TT TP. Đà Nẵng cho biết: Lễ hội Cầu ngư là một sản phẩm văn hóa đặc trưng và cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân.

Đây là lễ hội cầu mùa - cầu ngư, lễ tế ngư thần và cầu xin thần ban cho được một năm "trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”, "tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”. 

Lễ hội Cầu ngư không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân gian đặc sắc, mang tính vùng miền của ngư dân mỗi địa phương có di sản, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy sự đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển Việt Nam.

Quan trọng hơn cả, theo ông Huỳnh Văn Hùng, lễ hội chính là nguồn sử liệu, bằng chứng vật chất và tinh thần xác thực về chủ quyền biển đảo và kinh nghiệm ứng xử với biển đảo của các thế hệ người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. "Hàng nghìn năm qua, dân tộc ta đã có tầm nhìn thoáng mở, luôn hướng và tiến ra biển, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đồng thời vẫn luôn trọn vẹn khát vọng vươn khơi, bám biển, bám ngư trường để làm chủ vùng biển của Tổ quốc”, ông Hùng nói.

Trong những năm qua, với sự quan tâm của chính quyền Thành phố và sự đồng lòng, chung sức của bà con ngư dân, Lễ hội Cầu ngư được tổ chức thường niên, quy mô, bài bản ở các địa phương.

Việc Bộ VHTT&DL đưa "Lễ hội cầu ngư tại TP. Đà Nẵng” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định giá trị đặc sắc của lễ hội này, đồng thời thể hiện sự ghi nhận công lao to lớn và tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền bối, các thế hệ ngư dân, nhà nghiên cứu… đã cống hiến tâm sức sáng tạo, giữ gìn, trao truyền giá trị di sản văn hóa.

"Chính quyền địa phương và bà con ngư dân trên địa bàn TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục tục bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Lễ hội Cầu ngư, đặc biệt chú ý nhiệm vụ ‘Bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng’ để Lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo nhằm giới thiệu, truyền bá nét văn hóa biển đặc sắc của TP. Đà Nẵng và mang lại những lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và cộng đồng”, ông Huỳnh Văn Hùng khẳng định.
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Karl Lagerfeld.

Làng thời trang thế giới vừa chấn động khi đón nhận tin sốc: Giám đốc sáng tạo của Chanel, Karl Legerfeld đã trút hơi thở cuối cùng tại Paris.

Diễn ra từ 14/2-31/3, với hơn 1 triệu bông tulip được trưng bày, lễ hội hoa tulip tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) trở thành lễ hội hoa tulip có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Quang cảnh Lễ khai hội Đền Thượng.

Sáng 19/2, hàng vạn người dân và du khách đã tập trung về chân Đền Thượng (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) để tham dự khai mạc Lễ hội Đền Thượng Xuân Kỷ Hợi 2019.

Màn trống hội

Nhiều tác phẩm của các nhà thơ Nhật Bản, Nga và hàng chục quốc gia trên thế giới cũng được giới thiệu và đến người yêu thơ Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục