Trình UNESCO hồ sơ xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2019 | 9:20:52 AM

Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch làm các thủ tục để gửi Hồ sơ xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm tới UNESCO.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục để gửi Hồ sơ Xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm tới UNESCO.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Nghệ thuận Xòe Thái" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.


trinh unesco ho so xoe thai va nghe thuat lam gom cua nguoi cham hinh 1

Ảnh minh họa. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2019.

Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (đặc biệt là tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái) trong các lễ hội cộng đồng, tang ma, các cuộc liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu...

Xòe Thái đã được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau: xòe dùng trong sinh hoạt cộng đồng để biểu cảm và kết giao bạn bè; xòe để diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh...

Với những nét đặc trưng độc đáo, lại được các thế hệ người Thái bảo tồn và phát triển, xòe Thái đã thực sự trở thành tài sản văn hóa, là sợi dây gắn kết cộng đồng.

Nghệ thuật xòe Thái đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.

Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm, xứng đáng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các học sinh bên cột cờ theo mô hình cột cờ Trường Sa. (Ảnh: Thanh Miền)

Trường Sa - tiếng gọi thiêng liêng ấy mỗi khi ngân lên thì trái tim của triệu triệu người con Việt Nam lại trào dâng bao cảm xúc khó tả. Niềm kiêu hãnh, tự hào ấy đã thực sự làm trái tim nhà báo Lê Anh Phong (Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Bình) tan chảy.

Tối 19/3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Biển đảo quê hương”.

Thí sinh Lò Thị Vui đạt danh hiệu Người đẹp Hoa ban năm 2019.

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2019, đêm 18/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), vòng chung kết cuộc thi Người đẹp Hoa Ban đã khép lại.

Thần đồng piano 12 tuổi người Ấn Độ Lydian Nadhaswaram vừa chiến thắng trong cuộc thi tài năng "The World Best" hay "Người giỏi nhất thế giới".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục