Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/4/2019 | 8:15:44 AM

Tối 20-4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (huyện Đông Anh), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa (939-2019).

Quang cảnh buổi lễ.
Quang cảnh buổi lễ.

Dự lễ kỷ niệm, về phía các cơ quan trung ương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình. 

Về phía TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Dân Vận Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Nguyễn Hồng Thái; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý. 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý khẳng định: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, là cột mốc bản lề, một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước Việt Nam, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài và phát triển rạng rỡ của dân tộc Việt Nam. Sau ngày chiến thắng, vào mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền kéo đại quân về Cổ Loa để khẳng định sự tiếp nối sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ đời Hùng Vương, An Dương Vương, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập vừa giành lại được. Ngô Quyền quyết định bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, mở nước, xưng Vương, lập ra triều Ngô và đóng đô trong tòa thành Cổ Loa cổ kính của An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc. Cùng với việc lên ngôi, Ngô Vương Quyền còn đặt ra các chức quan văn, quan võ, quy định quan chế, các nghi lễ trong triều… 

Sự kiện Ngô Quyền xưng Vương, dựng nước, định đô ở Cổ Loa là kết tinh của lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc của cả dân tộc. Trận chiến lịch sử Bạch Đằng toàn thắng đánh dấu một bước tiến dài và căn bản của lịch sử Việt Nam. Với chiến công oanh liệt năm 938 trên sông Bạch Đằng, sự kiện xưng Vương năm 939, Ngô Quyền được lịch sử tôn vinh là Tổ Trung Hưng của dân tộc Việt Nam, chỉ đứng sau Thủy Tổ dựng nước Hùng Vương. 

Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử nhằm tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến Vị Tổ Trung Hưng của đất nước, vị anh hùng đã cùng các tướng lĩnh và nhân dân làm nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài với sự tiếp nối rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thời đại Hồ Chí Minh. Lễ kỷ niệm cũng là dịp tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc; tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa sâu sắc về sự kiện trọng đại, có sức lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; an ninh - quốc phòng được giữ vững...

Năm 2019, thành phố Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác: "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Thủ đô quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ; chủ động đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại...

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức trống hội và màn trình diễn sử thi tái hiện chiến thắng Bạch Đằng cùng sự kiện Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa, phục hồi quốc thống, nối nghiệp Vua Hùng, Vua Thục... Nhân dịp này, huyện Đông Anh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu, thi đấu thể dục, thể thao và các trò chơi dân gian.



Màn trình diễn sử thi tái hiện Chiến thắng Bạch Đằng

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hình ảnh lăng Tự Đức được giới thiệu trên Google Arts & Culture.

Cùng với nhiều công trình nổi tiếng thế giới như đài tưởng niệm Tổng thống Thomas Jefferson, đền thờ thần Apollo…, lăng Tự Đức của Việt Nam được số hóa 3D và quảng bá trên toàn cầu.

Ông Phạm Văn Quyến - Phó Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu khai mạc.

Sáng 19/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc các hoạt động của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019.

Nghi thức thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

Phát động cuộc thi thiết kế logo nhân kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa Australia-Việt Nam (HNM) - Chiều 18-4, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động thiết kế logo Năm ASEAN 2020, nhân Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Diễu diễn đường phố tại đêm khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2018.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trải qua các kỳ đại hội của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục