Mãn nhãn với khinh khí cầu trên biển Đà Nẵng

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/4/2019 | 3:54:16 PM

Mở màn cho mùa du lịch biển 2019, sáng 30.4 tại công viên Biển Đông - TP Đà Nẵng, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Cty TNHH Khinh khí cầu Ballooning Media tổ chức lễ hội khinh khí cầu trên biển.

Điểm nhấn trên bãi biển Đà Nẵng sáng 30.4 là những chiếc khinh khí cầu rực rỡ
Điểm nhấn trên bãi biển Đà Nẵng sáng 30.4 là những chiếc khinh khí cầu rực rỡ

Có khoảng gần chục khinh khí cầu "treo" lơ lửng trên bầu trời xanh trên biển Phạm Văn Đồng (bao gồm 03 khinh khí cầu đặc biệt, 02 khinh khí cầu bay treo, 02 khinh khí cầu mini). 

Du khách có thể trải nghiệm khinh khí cầu ở một độ cao nhất định

Từ sáng sớm, các khinh khí cầu đã tập trung tại công viên Biển Đông, các tình nguyện viên ra sức giúp phi công làm phồng khí cầu bằng cách đốt nóng không khí. Hàng trăm người dân và du khách tụ tập với không khí vô cùng hào hứng để chờ đón những màn trình diễn đầu tiên của những chiếc khinh khí cầu đầy màu sắc.


Chụp hình lưu niệm bên khinh khí cầu

Có mặt tại bãi biển từ 6 giờ sáng, gia đình chị Nguyễn Thu Thảo (du khách Hà Nội) vô cùng hào hứng chờ đợi màn trình diễn đầu tiên của lễ hội khinh khí cầu, "Với gia đình tôi, đây là lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến tận mắt những chiếc khinh khí cầu lớn đến như vậy, các con tôi rất phấn khích và thích thú" - chị Thảo cho biết. 

Gia đình anh Hoàng Khánh (du khách Cao Bằng) thì hồi hộp chờ màn trải nghiệm trên khinh khí cầu. Anh cho biết chỉ cần bỏ ra 150.000/người là đã có thể "bay lên trời" ở một độ cao nhất định.


Ai cũng muốn có những bức ảnh độc đáo với khinh khí cầu

Theo Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, người dân và du khách muốn trải nghiệm trên 2 khinh khí cầu bay treo sẽ có giá khoảng 150.000/ người; một khinh khí cầu có sức chứa 3 - 5 người, đủ cho một gia đình muốn cùng nhau khám phá biển Đà Nẵng từ trên cao. Tuy nhiên, do sợ ảnh hưởng đến đường bay của máy bay, các khinh khí cầu chỉ có thể bay lên ở một độ cao nhất định và dừng lại chứ không thể di chuyển quanh thành phố. Lịch trình diễn của các khinh khí cầu bắt đầu từ ngày 30.4 đến 1.5, trong các giờ: sáng từ 6h30 - 8h30; chiều: 16h30 - 18h30; vào ban đêm, khinh khí cầu biểu diễn thổi lửa trong thời gian từ 15 - 20 phút.

(Theo Báo Văn hóa)

Các tin khác
Trao Bằng chứng nhận Lễ hội Cầu Ngư là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tối 29/4, tại Quảng trường biển Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã diễn ra Lễ hội Múa Bông - Chèo Cạn và đón nhận Bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Sau một năm "thịnh soạn" với Ác quỷ ma sơ, Vùng đất câm lặng, Quỷ quyệt: Chìa khóa quỷ dữ..., các "bom tấn" kinh dị chuẩn bị công chiếu thời gian tới hứa hẹn sẽ tiếp tục gây bùng nổ phòng vé, đem lại cho khán giả hâm mộ những giây phút "lạnh sống lưng".

Lễ hội khinh khí cầu diễn ra tại sân Hàm Nghi bên trong kinh thành Huế.

Sáng 27-4, trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đã diễn ra Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế 2019 tại sân Hàm Nghi, thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Đây là lần thứ ba lễ hội khinh khí cầu được tổ chức tại Huế, từ nguồn xã hội hóa.

Lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2019.

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" do UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đã khai mạc tối 26/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục