Khai mạc triển lãm "Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường"

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2019 | 8:29:26 AM

Triển lãm nhằm khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Bác, đồng thời giới thiệu những thành tựu nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 50 năm thực hiện Di chúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sỹ thi đua ngành Nông nghiệp và đổi công toàn quốc tại Hà Nội, ngày 23-5-1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sỹ thi đua ngành Nông nghiệp và đổi công toàn quốc tại Hà Nội, ngày 23-5-1957.

Triển lãm "Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường" khai mạc chiều 14-8 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội) là hoạt động thiết thực nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Triển lãm nhằm ôn lại và khẳng định giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Bác, đồng thời giới thiệu những thành tựu nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 50 năm thực hiện Di chúc; những tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong 5 năm thực hiện cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2014-2019) trong Quân đội.

Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm giới thiệu khái quát tổ hợp hình ảnh thể hiện nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bản Di chúc thiêng liêng của Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, mãi soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như sau này.

Tại lễ khai mạc, Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bản Di chúc lịch sử, kết tinh những tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.

Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trí tuệ và trách nhiệm vô cùng lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng; là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền, là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Triển lãm "Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường" gồm ba nội dung chính.

Phần đầu tiên với chủ đề thân thế, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.

Đó là một số hình ảnh đơn sơ, giản dị mà quen thuộc như ngôi nhà quê nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống cùng gia đình ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Bến Nhà Rồng đầu thế kỷ XX, nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước...

Phần hai - "Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường", thể hiện hoàn cảnh ra đời bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam; thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức học tập và làm theo Di chúc của Người "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; những thành tựu nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phần cuối - sáng mãi phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", giới thiệu mô hình hay, cách làm sáng tạo của những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích, sáng kiến cải tiến, hiệu quả trên các mặt công tác trong toàn quân qua 5 năm thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Triển lãm "Di chúc của Bác - Nguồn sáng dẫn đường" sẽ kết thúc vào ngày 10-9.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Chị Hoàng Thị Hòa- thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng gánh đồ lễ đi

Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, rằm tháng Bảy âm lịch - lễ “Pây Tái” là một trong 3 cái tết quan trọng nhất trong năm. Lễ "Pây tái" thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hàng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Mỗi năm đến mùa Vu Lan, trong lòng chúng ta lại rộn lên một niềm hiếu hạnh, nhớ thương cha mẹ nhiều hơn. Đây là dịp làm ấm lại công ơn sinh thành dưỡng dục, ân tình ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ.

Lễ trao tặng các danh hiệu NSND, NSƯT dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9 tới. (Ảnh minh họa)

Ngày 12/8/2019, Chủ tịch nước đã ký các Quyết định số 1358/QĐ-CTN, 1359/QĐ-CTN chính thức truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) cho 391 nghệ sĩ.

Bìa cuốn sách.

Cuốn sách ảnh giới thiệu tới bạn đọc bút tích Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục