Đại hội Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái lần thứ V

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/9/2019 | 2:18:12 PM

YênBái - Ngày 19/9, Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2022.

Ra mắt Ban Chấp hành Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2022.
Ra mắt Ban Chấp hành Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2022.

Nhiệm kỳ 2016-2019, dưới sự lãnh đạo của Hội thơ Đường luật Việt Nam và sự quan tâm của các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể của tỉnh, Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái đã tập hợp đông đảo hội viên, hoạt động sáng tác có chất lượng, tích cực quảng bá tuyên truyền cho thơ Đường - di sản văn hoá quý, đạt được kết quả toàn diện đáng khích lệ. 

Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái có 45 hội viên. Nhiệm kỳ 2016-2019, Chi hội tổ chức tốt "Ngày thơ Việt Nam” qua các năm với nội dung, chủ đề phong phú, thiết thực. 

Tham gia "Ngày thơ Việt Nam” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, nhiều hội viên Chi hội có tranh thơ trưng bày; tích cực tham gia các hội thảo khoa học do Hội thơ Đường luật Việt Nam và Chi hội thơ Đường luật các tỉnh tổ chức. 

Bên cạnh đó, hội viên Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái có tác phẩm in trong các ấn phẩm "Thơ Đường luật Việt Nam”, chuyên san "Thơ Đường đất Việt”...

Trong nhiệm kỳ 2019-2022, Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái phấn đấu kết nạp thành viên mới, vận động hội viên tích cực có tác phẩm tham gia ấn phẩm "Thơ Đường luật Việt Nam”, chuyên san "Thơ Đường đất Việt”; Chi hội in 2 tập thơ và phấn đấu 5 hội viên in thơ riêng...

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái lần thứ V, nhiệm kỳ 2019-2022 gồm 5 thành viên. Ông Nguyễn Sỹ Đào được bầu làm Chủ tịch Chi hội khóa V.

Thu Hiền

Tags Đại hội Chi hội thơ Đường luật tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Bức ảnh

Bức ảnh ngư dân Phú Yên của nhiếp ảnh gia Việt Nam Lê Văn Vinh đã đoạt giải Nhất hạng mục Con người và thiên nhiên trong Cuộc thi ảnh Bảo tồn thiên nhiên thế giới 2019.

Chiều 18-9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Điểm độc đáo của làng nghề cổ này ở chỗ người dân cơ bản vẫn duy trì kỹ thuật dệt vải thủ công truyền thống và bảo lưu gần như nguyên vẹn các công đoạn ông bà để lại từ chất liệu, hoa văn, bí quyết phối màu hay kỹ thuật nhuộm màu bằng vỏ cây rừng.

Làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, một trong số ít làng nghề lâu đời tại Ninh Thuận được Viện Kỷ lục Việt Nam đề cử xác lập kỷ lục làng nghề dệt thổ cẩm Chăm lâu đời nhất Việt Nam.

Cung điện Baron là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Ai Cập, được xây dựng cách đây hơn 1 thế kỷ trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục