Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả "Dư âm"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/12/2019 | 8:46:45 AM

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã trút hơi thở cuối cùng vào 17 giờ 15 phút ngày 26-12, tại tư gia ở thành phô Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. (Ảnh:Tư liệu)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. (Ảnh:Tư liệu)

Thông tin từ gia đình nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết người nhạc sĩ tài hoa đã trút hơi thở cuối cùng vào 17 giờ 15 phút ngày 26-12, tại tư gia ở đường Trần Khắc Chân (quận 1, TP.HCM). Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý hưởng thọ 95 tuổi.

10 giờ ngày 27-12, linh cữu ông được di quan ra Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ an táng ông vào sáng 29-12 tại Nghĩa trang hoa viên Bình Dương. Nơi đây có nhiều nghệ sĩ đang yên nghỉ: Nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Sơn Nam, soạn giả Viễn Châu, GS-TS Trần Văn Khê, nhà thơ Kiên Giang...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vốn mang nhiều chứng bệnh như cao huyết áp, viêm phổi, đau cột sống… Năm năm trở lại đây, mùa tết ông thường về nhà người cháu họ (cũng là người chăm sóc ông hằng ngày) ở Bảo Lộc để đón tết cùng gia đình người cháu. Nếu Bảo Lộc quá lạnh, ông ở lại đón tết một mình ở Sài Gòn.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Vinh, quê gốc ở Hà Nội. Ông được một linh mục người Tây Ban Nha dạy nhạc lý cho từ nhỏ.

Tác phẩm đầu tay của ông được viết năm 1949 mang tên Ai xây chiến lũy. Tuy nhiên, nhạc phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là ca khúc Dư âm và các ca khúc: Vượt trùng dương, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa...

Ông từng chia sẻ: Mùa xuân ông có nhiều niềm vui, nhất là những tháng ngày làm trưởng đoàn văn công Sư đoàn 304, rồi suốt thời gian công tác ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV.

Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. 

(Theo PLO)

Các tin khác
Những văn nghệ sĩ Yên Bái một thời áo lính cùng chia sẻ kinh nghiệm thảo luận về đề tài sáng tác.

Bằng những trải nghiệm thực tế từ chiến trường, cuộc sống và chiến đấu người lính cùng với tâm huyết và tình yêu văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ Yên Bái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài người lính, chiến tranh cách mạng.

Nằm trong những dân tộc ít người nhất của tỉnh Yên Bái, dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên được lựa chọn để thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số rất ít người, giai đoạn 2016 - 2025. Đây là điều kiện thuận lợi để những nét đẹp văn hóa Phù Lá không bị mai một theo thời gian.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông trao giải A cho tác giả đoạt giải Cuộc Bình chọn Kịch bản Văn học Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc Bình chọn Kịch bản Văn học Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

27 cuốn sách, bộ sách sẽ được tôn vinh tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ hai - năm 2019. Trong đó có 2 giải A, 13 giải B và 12 giải C với giá trị giải thưởng cao nhất lên tới 100 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục