Hà Nội linh thiêng và hào hoa trong Chương trình ''Bản giao hưởng hòa bình''

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/10/2022 | 8:18:14 AM

Chào mừng kỷ niệm 1012 năm Thăng Long - Hà Nội, 23 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”, 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), tối 8-10, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”, với chủ đề “Hà Nội linh thiêng và hào hoa” tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chương trình đưa người xem trở về cột mốc dời đô của vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư về thành Đại La cho đến những câu chuyện lịch sử, văn hóa gắn với biểu tượng của Hà Nội, như: Điện Kính Thiên, Đoan Môn (thuộc di tích Hoàng thành Thăng Long - cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình), chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ có niên đại 1.500 năm, cột cờ Hà Nội - nơi chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử của Hà Nội… Từ đó, người xem hiểu hơn giá trị lịch sử trường tồn của những biểu tượng văn hóa, điều góp phần làm nên sự linh thiêng và hào hoa của Thủ đô hơn nghìn năm tuổi.

Trong chương trình, người xem còn được nghe những câu chuyện về ký ức Hà Nội xưa thông qua lời kể của Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và nhà văn Nguyễn Trương Quý trong các phóng sự "Thăng Long trong mạch nguồn lịch sử dân tộc”, "Sông Hồng và văn hóa Thăng Long”, "Linh thiêng Tây Hồ”…

Điểm nhấn của "Bản giao hưởng hòa bình” là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với những ca khúc bất hủ về Hà Nội, như: "Truyền thuyết hồ Gươm”, "Dời đô! Ngàn năm vang mãi”, "Thư pháp”, "Sen hồng hư không”, "Hà Nội linh thiêng hào hoa”, "Thăng Long tinh hoa hội tụ”, "Ngẫu hứng sông Hồng”, "Một thoáng Tây Hồ”, "Hà Nội niềm tin hy vọng”… Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng: Ngọc Khuê, Đông Hùng, Hoàng Tùng, Khánh Linh, Phương Thảo, Quách Mai Thy… và Dàn nhạc thính phòng Thăng Long, Dàn nhạc dân tộc Âu Cơ.

Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật đan xen, chương trình "Bản giao hưởng hòa bình - Hà Nội linh thiêng và hào hoa” năm nay đã mang đến một không gian nghệ thuật nhiều màu sắc, hấp dẫn về một Hà Nội đậm đà bản sắc dân tộc, linh thiêng, hào hoa nhưng vẫn đang từng ngày đổi mới, phát triển hiện đại và không ngừng sáng tạo.

(HNMO)

Các tin khác
Tác phẩm The et Sympathie của Lê Phổ được đánh giá cao nhờ màu sắc ấn tượng. Ảnh: Sotheby's.

Bức tranh The et Sympathie vừa đấu giá thành công với mức 1,3 triệu USD của danh họa Lê Phổ được nhận định là tác phẩm tinh tế với những mảng màu sắc ấn tượng.

Tác phẩm “Cầu Thủ Thiêm 2 - điểm nhấn mới” của tác giả Lê Quang Thiện đoạt huy chương Vàng cuộc thi.

Ngày 6/10, tại Hà Nội diễn ra Lễ Khai mạc và trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, với sự tham dự của đông đảo nghệ sỹ nhiếp ảnh trên khắp mọi miền đất nước.

Màn đồng diễn múa khèn Mông, múa khăn theo cặp nam nữ của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 với chủ đề "Mù Cang Chải - Bản sắc, an toàn, thân thiện", Festival khèn Mông năm 2022 sẽ diễn ra vào 8 giờ tối ngày 14/10 tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải với sự tham gia của gần 700 diễn viên, nghệ nhân đến từ các xã,thị trấn.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, hoành tráng.

Tối 6-10, tại quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP. Thái Nguyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục