Yên Bái nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 7:35:40 AM

YênBái - Xác định xây dựng văn hóa, con người là nền tảng, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững, vì thế, những năm qua, Yên Bái luôn coi phát triển văn hóa, con người Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và toàn nhân dân.

Một lớp dạy chữ Thái cổ ở thị xã Nghĩa Lộ.
Một lớp dạy chữ Thái cổ ở thị xã Nghĩa Lộ.

Để công tác phát triển văn hóa, con người Yên Bái đạt hiệu quả cao, Yên Bái ưu tiên gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh được chú trọng. Công tác lưu giữ sách cổ của các dân tộc được quan tâm. 

Những năm qua, Thư viện tỉnh đã phục chế sách cổ của các dân tộc, số hóa 143 tài liệu với gần 9.700 trang, tạo lập cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ sưu tập số để lưu giữ và đưa ra phục vụ bạn đọc với 2 bộ tài liệu Hán Nôm và tài liệu chữ Thái cổ. Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã sưu tầm và hiện đang lưu giữ hơn 200 cuốn sách cổ của người Dao, người Thái, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc trong tỉnh. 

Em Lò Thị Toan - sinh viên người Yên Bái đang theo học tại Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ: "Việc số hóa các tài liệu rất thiết thực, nhiều lần em đã tìm được tài liệu phục vụ việc học trên website của Thư viện tỉnh Yên Bái. Không chỉ vậy, những thông tin liên quan đến văn hóa truyền thống dân tộc Thái tìm đọc giúp em hiểu rõ hơn nữa, thêm yêu, tự hào hơn nữa về dân tộc mình”.

Ngoài ra, nhằm xây dựng môi trường văn hóa, xã hội an toàn, lành mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn toàn tỉnh cũng tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các chương trình, phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đoàn kết các dân tộc. 

Đến nay, toàn tỉnh có 100% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước; 100% xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa không có tệ nạn xã hội; toàn tỉnh có hơn 900 mô hình phòng, chống tội phạm, trong đó nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả như: "Zalo an ninh”, "Camera an ninh” tại phường Nguyễn Thái Học; "Móc khóa an ninh”, "Camera an ninh” tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái; "Liên kết đảm bảo an ninh trật tự phát triển du lịch cộng đồng” tại xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ; "Bóng điện an ninh” tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn… 

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, Yên Bái cũng quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở như nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố... Toàn tỉnh hiện có 1.459 nhà văn hóa, trong đó có 146/173 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; có 1.313/1.356 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. 

Đặc biệt, phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa tiếp tục được chỉ đạo sát sao bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. 

Đồng chí Nguyễn Quang Hải - Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Yên Bái cho biết: "Các mô hình văn hóa triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với các tiêu chí cụ thể, chi tiết, triển khai và đánh giá công khai, minh bạch đã nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân; tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, tăng cường sự đoàn kết, đẩy lùi tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan. Dự ước, năm 2022, toàn tỉnh có 82% hộ gia đình, 69% thôn, bản, tổ dân phố, 89% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa”.

Lê Thương

Tags Yên Bái Thư viện tỉnh Camera an ninh phát triển văn hóa

Các tin khác
Đồng thầy - nghệ nhân văn hoá Nguyễn Đức Hiển.

Do những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, trên tiến trình bảo tồn và phát triển, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam có xu hướng biến đổi một cách sâu rộng.

Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn giới thiệu không gian triển lãm với công chúng. Ảnh: Nguyễn Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm diễn ra chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo do Thạc sĩ, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội) làm giám tuyển. Trong đó, dự án “Hồn nhiên như cô tiên” (hay còn gọi là dự án “Tiên - Rồng”) gồm 4 không gian: “Mơ tiên”, “Vườn tiên”, “Diều tiên” và “Rồng tiên” đã gây được sự chú ý của đông đảo người xem.

Tối 2-12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc vòng chung kết Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn quốc lần thứ XII, năm 2022.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (giai đoạn 2023-2025).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục