Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trần Tiến, một trong những cây đại thụ của sân khấu kịch Việt Nam đã qua đời vào 16 giờ 30 phút chiều 22/1 (tức mùng 1 Tết Quý Mão).
|
NSND Trần Tiến. (Ảnh tư liệu)
|
NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội, trong gia đình có hai anh em. Anh trai là NSƯT Trần Văn Nghĩa, nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Trung ương.
NSND Trần Tiến hoạt động nghệ thuật từ năm 1954, khởi đầu với một số vai diễn hề gậy, hề chèo. NSND Thế Lữ và NSND Đào Mộng Long đã phát hiện năng khiếu trời phú của Trần Tiến nên khuyến khích ông đến với kịch nói và sau này là điện ảnh.
Năm 1961, ông học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu. NSND Trần Tiến là diễn viên của Nhà hát kịch Trung ương đến năm 2012 thì nghỉ hưu. Năm 1997, NSND Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và là nghệ sĩ gạo cội của sân khấu kịch Việt Nam.
Trong sự nghiệp nghệ thuật, ông được biết đến với những vai diễn, như: Đại Cát trong vở "Quẫn", Đế Thích trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", Hoài Nghi trong "Chuông đồng hồ điện Kremli", "cố vấn ái tình" trong "Kén rể"...
NSND Trần Minh Ngọc cho biết, NSND Trần Tiến còn là một trong những tên tuổi hiếm hoi có được thành công trong những vở hài kịch, nhờ khả năng diễn xuất tài tình.
NSND Trần Tiến còn góp mặt trong hơn 20 bộ phim thuộc các thể loại và đề tài khác nhau với các vai diễn ấn tượng, như "Thằng Bờm", "5 ngày làm Thượng đế", "Chuyện làng Nhô", "Hà Nội 12 ngày đêm", "Những người săn lùng cái đẹp"…
NSND Trần Tiến kết hôn với NSƯT Lê Mai khi đang công tác tại Nhà hát kịch Trung ương và có ba người con gái tài năng trong các lĩnh vực nghệ thuật là NSƯT Lê Vân, NSND Lê Khanh, NSƯT Lê Vi.
(Theo Nhân Dân)
Không chỉ là nguồn cảm hứng của giới mỹ thuật, những chú mèo luôn đem lại sự độc đáo trong hành trình sáng tạo.
Xòe gắn bó với người Thái trong từng hơi thở, trở thành một phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa của vùng miền.
Người xông nhà có ảnh hưởng nhiều đến sự thành công hay thất bại của gia chủ trong năm, bởi vậy nhiều gia đình chọn rất kỹ người xông nhà cho mình.
Tục gọi hồn của người Thá; tục vỗ mông của người H’Mông, tục “bắt chồng” ở Tây Nguyên hay đi ăn trộm lấy may của người Lô Lô... là một số phong tục ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam.