Hồi sinh sắc hoa thổ cẩm Mường Lò

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hôm nay người bản Tầng Co khăn piêu rực rỡ, mặc diện như đi chơi hội vì chàng trai của bản lấy được cô gái đẹp nhất vùng. Cả nhà Hà Thị Quả cũng vui lắm vì cô là con gái lớn đi lấy chồng. 10 cặp chăn đệm mang về nhà chồng với đủ thứ hoa văn khéo léo là công sức của bao đêm miết mài se tơ dệt vải. Học mẹ dệt vải từ năm lên 9 lên 10, Quả cũng như bao thiếu nữ Thái ở bản Tầng Co xã Nghĩa An này đều ý thức được rằng đã là con gái của bản mường, của đồng bào mình thì nhất thiết phải làm được chăn đệm, dệt được thổ cẩm. Và vì thế người con gái sẽ được tăng phẩm giá và đắt chồng cũng nhờ đôi bàn tay tài hoa khéo dệt ra những tấm vải đẹp.

Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó máu thịt với đời sống của người Mường, người Thái vùng Mường Lò Yên Bái, nhất là với người phụ nữ. Người Thái quan niệm: Người con gái được coi là đẹp người đẹp nết phải là người khéo trồng bông dệt vải. Người con gái có nhan sắc, chịu khó nhưng không biết dệt vải vẫn bị bản mường xem là người chây lười. Cũng chính bởi quan niệm ấy mà nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại và phát triển như một thành tố không thể thiếu, làm nên nét đặc trưng riêng trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc vùng Mường Lò Yên Bái. Trong mỗi gia đình đồng bào Mương, Thái ở Mường Lò xưa và cả bây giờ thông thường đều có một hai bộ khung cửi dệt vải. Nghề dệt thổ cẩm được lưu truyền qua nhiều đời và phần nhiều là do người mẹ truyền dạy cho con gái. Cùng với thời gian, nghề dệt thổ cẩm xưa và nay đã có nhiều đổi khác. Thay vì phải trồng bông, kéo sợi như trước, đồng bào đã biết sử dụng sợi len, sợi tổng hợp dệt nên những tấm mền chăn nhiều màu, những chiếc khăn piêu duyên dáng, những tấm vải thổ cẩm rực rỡ đủ loại  hoa văn như: bó nghe, bó bua, bó môn, khau cút, kén cườm, hàng én… Bà Thiết Nghiêm, bản Tầng Co, người có thâm niên trên 40 năm trồng bông dệt vải kể rằng, ngày trước dệt ra được tấm vải rất vất vả. Cây bông tra xuống, ăn tết Síp Sí xong quả bông cho thu, tháng 9 tháng 10 kéo sợi, mùa đông mới là mùa dệt vải. Ngày đi nương đi rẫy, đêm về các bà các chị em gái tranh thủ se lanh, kéo sợi dệt vải. Cứ như thế cả một năm trời bộ váy áo mới dệt xong là vừa kịp diện tết.

 

Tổ hợp dạy nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An.

 

Nhiều gia đình người Thái vẫn duy trì được nghề dệt thổ cẩm.

Những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may phát triển khiến cho cái mặc hàng ngày của đồng bào có phần sung túc. Các thiếu nữ dân tộc ngày càng đẹp hơn trong những trang phục sản xuất bằng chất liệu công nghiệp, kiểu dáng hiện đại, rẻ và tiện lợi. Thế nhưng đi cùng với nó là nguy cơ mai một nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Nhiều gia đình người Thái ý thức được điều này nên đã và đang phục hồi lại nghề dệt thổ cẩm, truyền dạy lại cho con cháu. Họ cho rằng cái nếp của ông bà, ấy là con gái là phải biết se tơ dệt vải, đi lấy chồng là phải biết lo cái mặc cho gia đình chồng nên không thể để mất.  

Được biết, thị xã Nghĩa Lộ cũng đã triển khai xây dựng dự án phục hồi nghề dệt thổ cẩm trong các hội, đoàn thể, đầu tư vốn cho các hộ phát triển nghề dệt. Bản Ten của phường Pú Trạng được đầu tư vốn phát triển thêm hàng chục khung cửi. Riêng xã Nghĩa An năm 2006 đã thành lập được một tổ hợp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ và con em đồng bào trong xã.  Chị Điêu Thị Xiêng – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nghĩa An, phụ trách tổ hợp dệt thổ cẩm cho hay, xã thành lập nên tổ hợp này với mong muốn là phục hồi và duy trì nghề dệt thổ cẩm, hỗ trợ và dạy nghề, tạo thêm việc làm và thu nhập  cho phụ nữ và các cháu gái thuộc diện hộ nghèo. Ngoài phục vụ và khuyến khích sử dụng trang phục riêng của dân tộc, hình thành làng nghề, sản phẩm thổ cẩm của đồng bào con nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường và khách du lịch.    
       

Nghề dệt thổ cẩm đang hồi sinh ngay chính trong ý thức gìn giữ nghề xưa của mỗi người dân sống trên mảnh đất giàu bản sắc văn hoá truyền thống với câu hát Khắp hát Cọi thiết tha, điệu múa xoè đắm say như níu chân khách lạ. Chợ Mường Lò có sắc thái riêng cũng bởi đây là đất sống của nghề dệt thổ cẩm. Và hàng thổ cẩm đã vượt ra khỏi lòng chảo Mường đem sắc hoa của núi rừng Tây Bắc đến với người yêu thổ cẩm khắp miền.

Minh Thuý – Thanh Tân

Các tin khác
Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục