Nét văn hoá trong tục lệ thắp hương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày giỗ, tết bố mẹ tôi thường thắp hương trên bàn thờ để mời tổ tiên ông bà, ông vải về nhận tấm lòng thành kính của các con cháu đối với những người trong gia tộc đã khuất núi. Thường thường mùng 1, ngày rằm tôi còn theo bà lên chùa lễ Phật.

Thắp hương trong lễ hội Lồng Tồng ở Văn Chấn. (Ảnh: T.T)
Thắp hương trong lễ hội Lồng Tồng ở Văn Chấn. (Ảnh: T.T)

Giáo sư dân tộc học Canada, ông Guy Groulet đã nhiều lần tâm đắc nói: chỉ một chấm lửa nhỏ thôi những tâm linh con người đều tập trung nơi đó để thành tâm, để cầu nguyện, để tưởng nhớ đến người đã khuất. Vì thế một nén hương, một bát trầm được xem là một trong 6 lễ vật (lục cúng) gồm: hương, hoa, trà, nến, oản, chuối. Trước bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ, ngày Tết, khói hương trầm là chiếc cầu nối giữa cõi âm và cõi dương, là sợi dây liên lạc giữa người còn sống và những người đã khuất. Người được cúng về hưởng thụ, người cúng cầu làm ăn phát đạt, phát lộc, may mắn, hạnh phúc; nhờ nén hương bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo và tưởng nhớ những người đã khuất.

 

Đối với những người theo đạo Phật, nén hương biểu thị tín ngưỡng và sùng mộ. Đó là tâm linh sùng kính, gắn liền với từ tâm và nếp sống rất nhân bản của con người, đó là bản chất nhân văn "hướng về cội nguồn" của người Việt Nam.

Du khách thập phương đến thăm các đình chùa ở Việt Nam cũng được hòa mình trong khói hương trầm nghi ngút. Họ cảm nhận được nét bản sắc văn hóa đời sống tâm linh của con người ở đây. Trước bàn thờ và trong hơi ấm hương trầm, người xa quê hương chạnh lòng nhớ về đất mẹ, nơi có những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những luỹ tre làng, những đình chùa và những phong tục truyền thống. Vì thế cho nên có những Việt kiều về thăm quê hương khi đi nhiều người đã mang hương sang nước bạn để làm quà tặng.

 

Ngày nay việc sản xuất hương ngày càng được chú trọng hơn. Người ta đưa những công nghệ mới vào sản xuất. Hương có nhiều dạng: hương que, hương vòng, hương vòng to, hương vòng nhỏ… Có những khoanh hương vòng xoắn hình vỏ ốc treo từ trên cao phủ xuống ở các đình chùa lớn, nhiều du khách đã rất phục tài năng nghệ thuật sản xuất hương của người Việt Nam.                   

 

Lê Thị Phương Nhung

Các tin khác

YBĐT - Người Việt Nam ta, bất luận giàu nghèo, mỗi khi tết đến xuân về, ai cũng lo mua sắm hoa tươi để chưng trong nhà. Nghèo khó thì một vài lọ nhỏ đặt trên bàn thờ, bàn tiếp khách. “Thường thường bậc trung” thì có một chậu đặt giữa nhà và thêm mấy chậu đặt ở trước hiên, ngoài sân.

Làm duyên. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Trong một năm, quan trọng nhất là tết đầu năm hay còn gọi là Tết Nguyên đán (Nguyên tức là bắt đầu, đán tức là buổi sáng). Còn với chữ Tết là biến âm từ chữ Tiết mà ra.

Đồng bào Thái bản Hốc xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) gói bánh chưng tết.

YBĐT - Xuân về, cây cối cỏ hoa đâm chồi nảy lộc, tiết trời se lạnh hơn, nhưng lòng người thì đều ấm áp khi đón mùa xuân mới. Cùng với các dân tộc anh em Kinh, Tày, Nùng, Dao, Khơ Mú, Mông... người Thái ở vùng Mường Lò, Văn Chấn - Nghĩa Lộ cùng chung vui đón tết cổ truyền của dân tộc với bản sắc văn hoá độc đáo của mình.

YBĐT - Lúc chiều, thấy mẹ tôi đang lúi húi nhặt hành củ để chuẩn bị muối ăn Tết, cô hàng xóm cười, rồi bảo: “Giời ôi! Chị cứ hay lo xa! Còn nửa tháng nữa mới Tết! Mà bây giờ siêu thị bán sẵn đầy! Muối làm quái gì cho cách rách ra?”. Mẹ tôi thủng thẳng bảo: “Các cụ chẳng đã nói: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là gì? Chuẩn bị một tí cho nó ra Tết nhất ấy mà...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục