Hùng tráng chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc”

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/8/2023 | 7:43:47 AM

Tối 27-8, chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc” nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023) và kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2023), đã diễn ra hùng tráng, hấp dẫn tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội).

Chương trình nghệ thuật tôn vinh ngành Văn hóa.
Chương trình nghệ thuật tôn vinh ngành Văn hóa.

Dự chương trình có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng...

Chương trình nghệ thuật "Giai điệu Tổ quốc” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo nghệ thuật, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện.

Chương trình được dàn dựng công phu, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại nhằm quảng bá, giới thiệu những thành tựu đất nước, trong đó có thành tựu của ngành Văn hóa; tôn vinh những hình tượng văn hóa nghệ thuật, những tấm gương tiêu biểu của ngành thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Đồng thời, phát huy vai trò của phong trào văn hóa văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ nền văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế.

Xuyên suốt chương trình là những hình ảnh, giai điệu, vũ điệu, hoạt cảnh ca ngợi thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, đặc biệt ca ngợi truyền thống dựng nước và giữ nước ngàn đời của dân tộc ta; từ đó khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc, góp phần nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng quang vinh, của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc nói chung và với ngành Văn hóa nói riêng.

Qua ba phần "Bình minh đất Việt”, "Đất nước” và "Sắc màu hội tụ - tỏa sáng”, khán giả được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: Liên khúc "Việt Nam ơi chân trời rộng mở - Hồn Việt”, hoạt cảnh múa "Tình đất”, liên khúc hát múa "Đất nước lời ru”, hoạt cảnh phức hợp "Tre Việt”, múa "Tầm vông”, hát múa "Hồn thiêng đất Việt”; các màn thể hiện ca khúc "Lá cờ Đảng”, "Mười chín tháng Tám”, "Mùa thu nhớ tiếng Bác”, "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”, "Đường chúng ta đi”, "Giai điệu Tổ quốc”, "Việt Nam tôi”, "Việt Nam ngày mới”, "Văn hóa soi đường”, "Hãy vươn cao hơn”…

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các thế hệ nghệ sĩ uy tín, tên tuổi, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam, như các Nghệ sĩ nhân dân: Quang Thọ, Thái Bảo; các Nghệ sĩ ưu tú: Việt Hoàn, Đăng Dương, Phương Thảo, Hoàng Tùng; các ca sĩ: Vũ Thắng Lợi, Lê Anh Dũng, Mỹ Dung, Đào Tố Loan, Tiến Hưng, Lê Minh Ngọc, cùng tốp múa, dàn hợp xướng, tốp nhạc cụ dân tộc… càng thêm hấp dẫn, ấn tượng.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi múa xòe trong giờ học ngoại khóa.

Những năm vừa qua, chính quyền các cấp và các nghệ nhân dân gian, những già làng có uy tín trong đồng bào các dân tộc ở thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong gìn giữ các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Lê Hoàng Phương ở phần thi dạ hội và áo tắm đêm chung kết. Ảnh: Kiếng Cận

Người mẫu Lê Hoàng Phương 27 tuổi, quê Khánh Hòa, thắng vương miện Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 trong đêm chung kết 27/8.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ thực hành nghi lễ.

Việc gia tăng số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý.

Người dùng mạng xã hội chia sẻ theo phong cách anime từ ứng dụng Loopsie.

Tranh vẽ AI bắt đầu được các họa sĩ chuyên nghiệp thử nghiệm, hay nhờ chatGPT viết một đoạn văn miêu tả phong cảnh, đồ vật… trở thành xu hướng được giới làm sáng tạo quan tâm. Nhưng bản quyền của những tác phẩm sáng tạo này, ai cấp và cấp cho ai?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục