365 ngày vừa xé lịch vừa đọc Kiều, ngắm tranh minh họa quý

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/11/2023 | 9:32:54 AM

"Kim Vân Kiều tân truyện" - một bản Kiều cổ chép tay với nhiều tranh vẽ đẹp của triều Nguyễn, hiện đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Anh ở London vừa được đưa lên cuốn lịch bloc 2024 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Dịch giả Dương Trung Dũng và cuốn lịch in Kim Vân Kiều tân truyện do anh dịch
Dịch giả Dương Trung Dũng và cuốn lịch in Kim Vân Kiều tân truyện do anh dịch

Đây là cuốn lịch mới của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật lần đầu cho ra mắt (ngày 9-11), bên cạnh hai bộ lịch bloc tiếp tục chủ đề của năm ngoái là bộ lịch Đất nước nhìn từ biển và Văn hiến ngàn năm giới thiệu 265 bảo vật quốc gia.

Về cuốn lịch bloc Kiều, nhà xuất bản giới thiệu đây là bản Kiều có nguồn gốc tại Huế, một bản Kiều chép tay khổ lớn của Hoàng gia triều Nguyễn, mỗi trang nội dung lại có tranh minh họa vẽ rất kỹ bằng mực nho. Có cả thảy 146 hình họa khổ lớn.

Vì có nhiều tranh minh họa mà nó thường được gọi là Kim Vân Kiều hội (họa) bản 1894. Cuốn sách cổ thuộc bộ sưu tập thư tịch cổ của British Library (Thư viện quốc gia Anh ở London).

Năm 2010 thư viện này số hóa cuốn sách quý và đưa lên mạng. 

Dịch giả Dương Trung Dũng (một bác sĩ nhãn khoa ở Hà Nội có say mê với Hán Nôm và văn hóa dân tộc nói chung) đã mua bản chất lượng HD để dịch cuốn Kim Vân Kiều tân truyện này cùng một số cộng sự.

Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Văn Học phát hành năm 2022, gồm phần tranh minh họa, phần Truyện Kiều chữ Nôm, phần chú giải chữ Hán như trong nguyên tác và có thêm phần dịch chữ quốc ngữ của nhóm tác giả Dương Trung Dũng.


Một tờ lịch in Kim Vân Kiều tân truyện

Dịch giả Dương Trung Dũng nói với Tuổi Trẻ Online rằng bản dịch Kiều này của nhóm anh so với bản của Đào Duy Anh hay Trần Trọng Kim thì khác khoảng 700 - 800 chữ.

Khi đưa cuốn Kim Vân Kiều tân truyện lên lịch bloc, mỗi tờ lịch được in phần thơ chữ Nôm, thơ chữ quốc ngữ và phần tranh minh họa.

Toàn bộ 3.254 câu Kiều được đưa lên cuốn lịch bloc này. Vì vậy, mỗi ngày với một tờ lịch mới, người xem lại được đọc một đoạn Kiều và ngắm tranh minh họa đẹp.

Kết thúc một năm cũng là lúc kết thúc Truyện Kiều.

(Theo TTO)

Các tin khác
Ông Lò Tuyên Dung tham gia dạy chữ Thái ở một lớp dạy chữ Thái được mở ở vùng Mường Lò.

Dân tộc Thái là một trong số những dân tộc có chữ viết trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. Cho tới nay, dân tộc Thái có tới 6 bộ chữ, ở mỗi vùng, miền khác nhau, phổ biến nhất là bộ chữ của người Thái đen bao gồm các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên với một kho di sản đồ sộ là hơn 3.000 bản sách cổ đang được lưu trữ ở bảo tàng tỉnh Sơn La và rất nhiều bản sách khác đang được lưu trữ trong cộng đồng.

Quang cảnh buổi bế mạc Trại sáng tác VHNT năm 2023.

Ngày 8/11, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác VHNT với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Cuốn sách ảnh “Lào Cai: Núi tuyệt đỉnh - Sông đầu nguồn”

Cuốn sách ảnh “Lào Cai: Núi tuyệt đỉnh - Sông đầu nguồn” mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực và đầy cảm xúc, cũng là lời mời gọi du khách đến với vùng đất này.

Chiều 7/11, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị báo cáo tiến độ triển khai các nhiệm vụ tổ chức Festival trình diễn Khèn Mông và công bố Quyết định đưa Nghệ thuật Khèn của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục