Với hơn 60 hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 được kỳ vọng sẽ mang tới cho người dân nhiều trải nghiệm mới mẻ từ những di sản văn hóa dọc bên bờ sông Hồng qua các không gian nghệ thuật đặc sắc.
|
Tháp nước Hàng Đậu sẽ lần đầu được "đánh thức", trở thành một triển lãm.
|
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội là hoạt động thường niên của TP Hà Nội nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế.
Năm 2023, lễ hội với chủ đề "Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo; nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội của Thủ đô, tuyến trải nghiệm của Lễ hội nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông qua cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làm nổi bật các giá trị văn hoá lịch sử tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức.
Theo kế hoạch, lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 được tổ chức vào lúc 19h30 ngày 17/11 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Xuyên suốt lễ hội từ ngày 17 đến 26/11, dự kiến có hơn 60 hoạt động văn hóa với 4 công trình giới thiệu kiến trúc, hơn 20 trưng bày và triển lãm, hơn 20 hội thảo, tọa đàm trong đó có 5 hội thảo quốc tế, 9 hoạt động giới thiệu nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân; Ga Long Biên; Ga Gia Lâm và các hoạt động, sự kiện văn hóa trên địa bàn các quận huyện thị xã tại Hà Nội...
Đáng chú ý trong khuôn khổ lễ hội, vào ngày 17/11, người dân Hà Nội và du khách sẽ có cơ hội khám phá không gian bên trong của Tháp nước Hàng Đậu. Ăn sâu trong tiềm thức người dân Hà Nội với tên gọi bốt Hàng Đậu, công trình cũ kỹ, vốn không sử dụng từ nhiều năm này được nhóm thiết kế dự án cải tạo thành một không gian nghệ thuật trưng bày, mang lại trải nghiệm mới lạ và sáng tạo với âm thanh, ánh sáng đầy quyến rũ.
Bên cạnh đó, các hoạt động nghệ thuật, hoạt động trình diễn của cộng đồng với chủ đề "Dòng chảy” tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, cùng nhiều hội thảo trong lĩnh vực thiết kế sẽ diễn ra trong sự kiện. Lễ hội cũng là nơi các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo giới thiệu nhiều tác phẩm mới độc đáo và ấn tượng…
YBĐT (theo VOV)
Sáng 13/11, tại thôn Hơn, UBND xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Đền Đồng Kè.
Huyện Mù Cang Chải là địa chỉ du lịch được du khách trong nước, quốc tế lựa chọn là điểm đến trải nghiệm và lưu trú. Để thu hút khách du lịch, bên cạnh sự đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông,… huyện đặc biệt quan tâm luôn chú trọng tới việc xây dựng văn hóa ứng xử, từ đó tạo nên môi trường du lịch thân thiện, văn hóa, lành mạnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Hàng năm, trên địa bàn huyện diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống ở các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh. Qua đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống được bảo tồn và phát triển mạnh.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, giới trẻ có nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do tuổi trẻ bồng bột, thiếu suy nghĩ, họ đang đối mặt với nguy cơ bị những trào lưu văn hóa lai căng “thao túng".