Yên Bái tham dự Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/12/2023 | 11:05:38 AM

YênBái - Sáng 22/12 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối tới trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hóa và còn nhiều dư địa phát triển

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định: Với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành CNVH đã thúc đẩy thị trường CNVH có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành CNVH nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế. 

Thủ tướng nêu rõ, để CNVH nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành CNVH Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh”, trên nền tảng văn hóa "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng” của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Năm 2015, các ngành CNVH đóng góp 2,68% GDP. Đến năm 2018, 12 ngành CNVH đóng góp khoảng 3,61% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, giá trị sản xuất của các ngành CNVH Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD). 

Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm. So sánh số liệu thống kê sau 07 năm của nước ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển CNVH và còn nhiều dư địa phát triển.


Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Những năm qua, thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án, đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các di tích, danh lam thắng cảnh được quan tâm tu bổ, tôn tạo đã trở thành địa chỉ đỏ trong việc thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan, nghiên cứu. 

Năm 2019, riêng 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón hơn 21 triệu khách du lịch (trong đó có hơn 10 triệu khách quốc tế), với doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp khoảng 3.123 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và CNVH thời gian qua; nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; nhận diện thời cơ, thách thức, đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi phát triển văn hóa và CNVH trong thời gian tới.

Thu Trang – Hoài Văn

Tags Yên Bái tham dự Hội nghị toàn quốc phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Các tin khác
Mặt bằng hiện trạng hố khai quật sau cổng Đoan Môn.

Khảo cổ học tại khu vực nền điện Kính Thiên năm 2023 đã thu được những kết quả vô cùng quan trọng, đó là địa tầng nền điện dày trên 3m với các lớp văn hóa liên tục từ thời Nguyễn đến thời Lê sơ.

Khách tham quan trưng bày.

Từ ngày 21-12-2023 đến 20-4-2024, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Trưng bày chuyên đề “Vì lợi ích trăm năm trồng người” nhằm giới thiệu tới công chúng di sản và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục.

Tác phẩm 'Đường kách mệnh' của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc do Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927.

Nhân kỷ niệm 65 năm ra đời tác phẩm Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1958-12/2023), hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề Những hạt giống đỏ.

Bộ sách văn học thiếu nhi “Miền dâu dại”.

Bộ sách văn học thiếu nhi kinh điển “Miền dâu dại” được Crabit Kidbooks tái bản với ấn bản đặc biệt, được thiết kế đẹp kèm hộp cứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục