Bộ Văn hoá yêu cầu giám sát chặt chẽ lễ hội chùa Hương, khai ấn đền Trần

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/2/2024 | 7:46:27 AM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương có lễ hội lớn, tập trung đông người như: Lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng đền Sóc, lễ hội cướp phết, chọi trâu Đồ Sơn, khai ấn đền Trần cần được giám sát chặt chẽ.

Lễ hội chùa Hương vào danh sách phải giám sát chặt chẽ.
Lễ hội chùa Hương vào danh sách phải giám sát chặt chẽ.

Trước thềm mùa lễ hội xuân 2024, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cần giám sát những lễ hội tập trung đông người trên địa bàn.

Theo đó, Hà Nội giám sát chặt chẽ lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

Phú Thọ phải xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lễ hội tập trung đông người như: Hội Phết (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông); lễ hội Cầu trâu (xã Hương Nha và xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông).

Vĩnh Phúc giám sát nghiêm các lễ hội: Đúc Bụt (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương); Cướp phết (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch); Chọi trâu (xã Hải Lựu, huyện Sông Lô).

Nam Định giám sát các lễ hội: Khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), lễ hội Phủ Dày (huyện Vụ Bản). Hải Phòng giám sát lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (quận Đồ Sơn)…

Ngoài ra, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các địa phương tăng cường biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội, nhằm thực hiện nghiêm các quy định pháp luật liên quan. Trong đó, lưu ý địa phương tổ chức lễ hội phải bảo đảm trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống và các giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam.

Các địa phương cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với đời sống hiện nay; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động lễ hội, các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi…

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Mùa xuân với những chàng trai, cô gái Mông. (Ảnh minh họa)

Trước đây, người Mông ở Yên Bái thường ăn Tết trước Tết Nguyên đán một tháng, vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, sau khi mùa vụ đã thu hoạch xong. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, người Mông ở Yên Bái cùng “ăn chung một Tết” với nhân dân cả nước. Mặc dù “ăn chung Tết” nhưng phong tục Tết cổ truyền của đồng bào Mông ở nơi đây vẫn mang đậm nét văn hóa của người dân tộc vùng cao.

Một tiết mục được biểu diễn tại lễ tổng kết lớp bảo tồn văn hóa phi vật thể xã Kiên Thành.

Năm 2023, huyện Trấn Yên đã hỗ trợ 237 triệu đồng duy trì 4 đội văn nghệ tại thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng, hỗ trợ 5 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể.

Ở Yên Bái có rất nhiều nghệ nhân dân gian tâm huyết trong gìn giữ các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Xuân "gõ cửa" miền Tây Bắc, một mùa lễ hội đã đến, vui trong những điệu xòe, những trò chơi truyền thống, các thế hệ ở Mường Lò luôn ghi nhớ những đóng góp của các nghệ nhân dân gian trong nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong suốt thời gian qua.

Các đại biểu cắt băng khai trương phố đi bộ và con đường hội họa “Văn Yên bốn mùa hạnh phúc”.

Tuyến phố đi bộ và con đường hội họa "Văn Yên bốn mùa hạnh phúc” giúp người dân và du khách trải nghiệm 5 không gian đặc sắc mang đậm nét cổ truyền của ngày Tết như: không gian tết xưa với chủ đề "Ông đồ tặng chữ", bán đồ trang trí tết, bán hoa khô, tiệm cho thuê áo dài, không gian ký ức thời bao cấp…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục