Về nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 9:41:20 AM

Sau nhiều năm bị mai một, năm 1993, Minh Nông lần đầu tổ chức phục dựng lại một phần lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Năm 2018, lễ hội được thành phố Việt Trì khôi phục, tổ chức quy mô. Các nghi lễ truyền thống như cáo yết, cúng Thần Nông, tế lễ, rước kiệu, đặc biệt là phần tái diễn sự tích “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” được tiến hành đầy đủ, trang nghiêm.

Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

Từ đó, ngày 15 tháng Giêng hàng năm được chọn là ngày tổ chức lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội mang một ý nghĩa đặc biệt, nhắc nhở mỗi người con quê hương Đất Tổ nói riêng, mọi người dân Việt Nam nói chung luôn nhớ về ngọn nguồn của nghề trồng lúa, đồng thời phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Phường Minh Nông, thành phố Việt Trì được biết đến là vùng đất gắn liền với lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa - đây là lễ hội mang tính đặc trưng, được coi là khởi thủy của nghề trồng lúa nước Việt Nam.

Theo truyền thuyết Hùng Vương, thời xưa nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo, chủ yếu sống dựa vào quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Thấy các vùng đất ven sông mỗi lần nước lớn dâng lên lại được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Một hôm, các con gái của Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên bờ sông thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc Mị Nương, nàng đem bông lúa về trình với Vua Hùng. Vua mừng và cho là điềm lành vì hạt chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mị Nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về. Tới mùa Xuân, Vua Hùng cùng dân đem hạt ra đồng, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt lúa rồi cắm một cành tre để chim khỏi ăn. Lần đầu mạ lên, dân không biết cấy, Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước lội xuống cấy cho dân xem để mọi người cùng làm theo. 

Để ghi nhớ công ơn Vua Hùng, đời sau nhân dân dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua Hùng ngồi khi dạy dân cấy lúa.


Nhà văn hóa khu Hồng Hải được xây dựng mới với tổng đầu tư trên 1,3 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của nhân dân.

Năm tháng qua đi, Minh Nông ngày càng có nhiều đổi mới, hệ thống giao thông được đầu tư, những công trình, ngôi nhà khang trang được xây dựng ngày càng nhiều, góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đất khởi thủy của nghề trồng lúa nước. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời tập trung triển khai các chương trình kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế - xã hội của phường ngày càng phát triển. Văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm, chú trọng và có nhiều khởi sắc, an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững; các hoạt động dịch vụ đã phát huy được lợi thế của địa bàn khu vực, thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương của phường Minh Nông đạt trên 66,6 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,69%, 100% khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, 97% hộ đạt gia đình văn hóa. Hiện nay, 5/6 trường học trên địa bàn phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường Tiểu học Minh Nông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2...

Đồng chí Nguyễn Quang Chung - Chủ tịch UBND phường Minh Nông cho biết: Phường tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời duy trì, bảo tồn, phát huy những lễ hội đặc trưng tại địa phương, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trên quê hương Đất Tổ.

(Theo Báo Phú thọ)

Các tin khác
Văn nghệ sĩ trong tỉnh tham gia Trại sáng tác chuyên ngành Văn hóa dân gian, VHNT các dân tộc thiểu số năm 2024 tại Lục Yên, góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất con người vùng đất ngọc đến với du khách gần xa.

Những năm qua, văn học nghệ thuật (VHNT) Yên Bái đã có nhiều đóng góp tích cực trong tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Lục Yên. Trong đó, nhiều tác phẩm VHNT của các tác giả đã đạt được giải thưởng, góp phần đưa hình ảnh du lịch Lục Yên đến đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội là danh thắng nổi tiếng.

Từ ngày 12 tới 16-4, huyện Quốc Oai, Hà Nội sẽ tổ chức lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy năm 2024.

Các đoàn đại biểu và nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ.

Sáng 11-4 (tức mùng 3 tháng 3, âm lịch), Lễ dâng hương tưởng niệm 996 năm Ngày mất Đức vua Lý Thái Tổ (1028-2024) đã diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Đoàn viên, thanh niên sôi nổi tham gia các phong trào hành động cách mạng.

Thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sáng 10/4 cho biết, Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024 có 2 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 10 giải Khuyến khích và 2 giải tập thể. Ngoài tiền mặt, tất cả các giải thưởng đều kèm theo Bằng khen của Trung ương Đoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục