Huế đón bằng công nhận của UNESCO và công bố hoàn thành dự án tu bổ Điện Thái Hoà

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/11/2024 | 8:03:26 AM

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế".

Ngày 8/5/2024, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) tại Ulaanbaatar, Mông Cổ, "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản tư liệu Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.


Chín Cửu đỉnh bằng đồng được đặt trong Đại Nội Huế. 

Việc UNESCO công nhận "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hoá của nhân loại đồng thời đem đến cho Thừa Thiên Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Chương trình, kế hoạch hành động của Quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Di tích Điện Thái Hoà sau khi được bảo tồn, tu bổ tổng thể.

Cũng trong chiều cùng ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng thành Huế. Đây là nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị Hoàng đế triều Nguyễn; nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình. Ngôi điện này được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 thì hoàn thành.

Ngày 23/11/2021, lễ khởi công Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hoà được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng và sau 3 năm thi công, dự án đã về đích trước thời hạn 9 tháng.

(Theo CAND)

Các tin khác
Dụng cụ quay tơ được trưng bày tại Vạn Phúc trong Tuần Văn hoá du lịch thương mại 2023.

Tuần Văn hoá du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 có chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ" sẽ tôn vinh di sản lụa nghìn năm.

Lễ hội PuTaLeng đánh dấu một lễ hội đặc trưng tại Lai Châu

Trong khuôn khổ Chương trình khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu lần thứ I, năm 2024, Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố quyết định công nhận rừng đỗ quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Viện Kỷ lục Quốc gia công bố 3 kỷ lục quan trọng tôn vinh những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk vừa đón nhận 3 kỷ lục quốc gia và Quyết định công nhận "Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai" là Bảo vật quốc gia.

“Không thời gian” là dự án phim đặc biệt do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất. Những thước phim hướng đến khắc họa rõ nét hình ảnh người lính Cụ Hồ trong cả thời chiến lẫn thời bình với cách xây dựng đan cài, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục