Công nhận rừng đỗ quyên cổ thụ ở Lai Châu lớn nhất Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/11/2024 | 9:12:24 AM

Trong khuôn khổ Chương trình khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu lần thứ I, năm 2024, Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố quyết định công nhận rừng đỗ quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội PuTaLeng đánh dấu một lễ hội đặc trưng tại Lai Châu
Lễ hội PuTaLeng đánh dấu một lễ hội đặc trưng tại Lai Châu

Với chủ đề "Về miền đỗ quyên”, tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường (Lai Châu) đã diễn ra Chương trình khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. 

Tại Lễ Khai mạc, nhân dân và du khách đã được thưởng thức Chương trình nghệ thuật đặc sắc, tái hiện tiềm năng cảnh quan, lợi thế văn hóa của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa mặt đất quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương.

Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường, trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội PuTaLeng là dịp để khẳng định về một thương hiệu lễ hội mới, hình thành một sự kiện thường niên, tạo nên sản phẩm du lịch, văn hoá đặc sắc của huyện. Qua lễ hội, địa phương mong muốn quảng bá, giới thiệu tới nhân dân và du khách về đỉnh PuTaLeng hùng vĩ cao 3.049m - là 1 trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam; trên đỉnh ngọn núi này có khoảng 30 loài hoa đỗ quyên khác nhau, với đủ sắc màu: hồng, đỏ, vàng, trắng nở xen nhau...

Lễ hội cũng là cơ hội để huyện gắn kết, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc; giới thiệu với đông đảo bạn bè, nhân dân và du khách về tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua đó, góp phần "Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn theo nghị quyết mà tỉnh Lai Châu và huyện Tam Đường đã đề ra.

Trong khuôn khổ Lễ hội PuTaLeng lần thứ I, diễn ra từ nay đến hết ngày 24/11 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng; Giải đua bè trên Hồ Mường Lự; Triển lãm ảnh đẹp Tam Đường; Thi ẩm thực cộng đồng; Liên hoan khèn Mông; Thi đấu các môn thể thao dân tộc...

Ngoài ra, đến với lễ hội, du khách sẽ được tham quan không gian văn hóa các dân tộc đặc trưng trên địa bàn như: Thái, Mông, Dao, Giáy, Lào, Lự... và trải nghiệm, khám phá các trích đoạn nghi thức, lễ hội đặc sắc của các dân tộc.


Đại diện Trung ương Hội kỷ lục Việt Nam trao bằng chứng nhận rừng đỗ quyên cổ thụ lớn nhất cho lãnh đạo huyện Tam Đường

Trong đêm khai mạc, Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố quyết định công nhận rừng đỗ quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam.

(Theo VOV)

Các tin khác
Viện Kỷ lục Quốc gia công bố 3 kỷ lục quan trọng tôn vinh những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk vừa đón nhận 3 kỷ lục quốc gia và Quyết định công nhận "Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai" là Bảo vật quốc gia.

“Không thời gian” là dự án phim đặc biệt do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất. Những thước phim hướng đến khắc họa rõ nét hình ảnh người lính Cụ Hồ trong cả thời chiến lẫn thời bình với cách xây dựng đan cài, xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại.

Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố là một thiết chế văn hóa quan trọng phục vụ các sinh hoạt cộng đồng

Toàn tỉnh đến nay có 1.493 nhà văn hoá; 4/23 phường, thị trấn đạt đô thị văn minh (đạt 17%).

Các cá nhân trao tặng hiện vật và nhận giấy chứng nhận tại buổi lễ.

Hưởng ứng 19 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Bảo tàng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật do các cá nhân trao tặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục