Yên Bình giữ hồn văn hóa Cao Lan
- Cập nhật: Thứ ba, 3/12/2024 | 1:45:29 PM
YênBái - Với các giá trị văn hóa phong phú và độc đáo, người Cao Lan tại Yên Bình vẫn duy trì được những phong tục, nghi lễ, ngôn ngữ, và nghệ thuật đặc trưng, góp phần làm đa dạng, sinh động bức tranh văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Nghệ nhân Nịnh Thị Từ (ngoài cùng bên trái) cùng người dân thôn Khuôn La, xã Tân Hương luyện tập các làn điệu dân ca dân tộc Cao Lan.
|
Xã Tân Hương có đông đảo người Cao Lan sinh sống. Nơi đây vẫn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa độc đáo như các nghi thức thờ cúng, trang phục truyền thống và đặc biệt là các làn điệu dân ca, điệu múa như hát giao duyên, múa phát nương, múa chim gâu... Tuy nhiên, trước những biến đổi của thời gian, hội nhập về văn hóa, một bộ phận thế hệ trẻ có xu hướng dần xa rời văn hóa truyền thống, khiến nhiều giá trị quý báu đứng trước nguy cơ mai một.
Từ năm 2022 đến nay, huyện Yên Bình đã tổ chức được 8 lớp truyền dạy nghệ thuật và tiếng Cao Lan. Các hoạt động ngoại khóa tại trường học cũng tích cực lồng ghép nội dung văn hóa dân tộc, giúp học sinh thêm yêu và tự hào về di sản của mình. |
Tags Yên Bái Cao Lan huyện Yên Bình bản sắc văn hóa
Các tin khác
Đến nay, toàn huyện Lục Yên có 1 trung tâm hội nghị đồng thời là nhà văn hoá huyện, 1 sân vận động cấp huyện; 17/24 xã, thị trấn có nhà văn hoá đạt chuẩn; 23 xã có quy hoạch đất khu thể thao.
Kiên trì, bền bỉ góp sức mình cho các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, những nghệ nhân người dân tộc thiểu số như những minh chứng sống cho tình yêu và ý thức trách nhiệm với văn hóa dân tộc.
Sáng ngày 1/12/2024 ( tức ngày 1/11 Giáp Thìn), tại Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo (GHPG) tỉnh Yên Bái tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 năm Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2024).
Từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.