Di tích khảo cổ học Chùa tháp Bến Lăn: Nhiều hiện vật có giá trị được phát hiện

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ đầu tháng 5 đến tháng 7/2007, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai quật lần thứ 4 di tích khảo cổ học Hắc Y (xã Tân Lĩnh – huyện Lục Yên), địa điểm khai quật lần này là khu di tích khảo cổ học chùa tháp Bến Lăn.

Đợt khai quật lần 4 di tích khảo cổ học Bến Lăn đã phát hiện ra dấu tích của 12 tòa tháp, 6 kiến trúc thờ, trong đó quan trọng nhất là một kiến trúc ở trung tâm.

Tại đây đã phát hiện một nền kiến trúc có quy mô 13,8 x 10,8m (149m2), kiến trúc quay theo hướng đông nam, trên nền còn dấu vết của 16 ụ sỏi, trong đó có 4 ụ cột chính, 12 ụ chạy xung quanh là những cột hiên. Những ụ sỏi này ứng với những chân tảng đã tìm thấy trước đây.

 

Hiện vật mới được phát hiện.

Đợt khai quật lần này tìm thấy nhiều dấu vết xây dựng khác như: Xuất lộ một đoạn đường ống dẫn nước bằng đất nung, 2 lò nung gốm cách nền Chùa chính 1,5m về phía Đông nam. Khai quật lần này các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều hiện vật gồm vật liệu xây dựng, đồ thờ cúng, các loại hình trang trí, đặc biệt là tìm thấy 1 khuôn đúc chim uyên bằng đất nung, 16 đồng tiền có niên đại muộn nhất là Nguyên Phong (Việt Nam), trong đó có một số là tiền của Trung Quốc.

Từ đợt khai quật này, các nhà khảo cổ học nhận định: Toàn bộ khu Chùa nằm gọn trong tường bao với diện tích 5000m2. Điều đáng chú ý là việc tìm thấy dấu vết của lò gốm, cốc thử men, khuôn đúc chim uyên ương… chứng tỏ mọi vật liệu xây dựng và vật dụng ở đây đều được sản xuất tại chỗ.

Về niên đại, có thể đây là nơi thờ tự của nhiều thời đại khác nhau. Sớm nhất có thể vào thời Lý, tiếp đó là thời Trần, sau cùng là thời Lê mà nhân dân quen gọi là đình Bến Lăn.

Trong thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiếp tục khai quật, hoàn thiện hiện trường di tích và tham mưu cho tỉnh phương án bảo tồn di tích. Cũng như tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn về diện mạo và giá trị của di tích.

 

Hiện vật được cho là một trong những đồ thờ thu được trong đợt khai quật.

 

Tháp đất nung ở khu di tích khảo cổ học chùa tháp Bến Lăn.

 

Thành Trung – Thanh Chi

Các tin khác
Trang phục phụ nữ Thái.

YBĐT - Dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ có khoảng 13 nghìn người, sinh sống rải rác khắp vùng lòng chảo Mường Lò. Đến Mường Lò chúng ta sẽ bắt gặp những cô gái Thái xúng xính trong bộ váy đen, áo cỏm, khăn piêu, đã tạo nên nét riêng của núi rừng Tây Bắc.

Mỗi một vùng một dân tộc đều có nét văn hoá truyền thống riêng, người Nùng Bắc Kạn họ sống xen với các dân tộc khác. Họ có nét văn hoá riêng rất độc đáo, tạo ra truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống là lệ buộc cót (tiếng Tày, Nùng gọi là lẹ lảm dảo), là một phần nghi thức trong lễ Kỳ Yên của người Tày, Nùng.

Một nghi thức trong Lễ mổ trâu trắng tế Mẫu tại đền Đông Cuông (Yên Bái). Ảnh minh hoạ.

YBĐT - Tục cúng vía trâu - Tám khuôn quái là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Thái Mường Lò, Văn Chấn. Tục lệ này có từ lâu đời và được các thế hệ của người Thái Mường Lò duy trì đến ngày nay.

Tục búi tóc (tằng cẩu) ở nhóm người Thái đen đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của họ, có lẽ vậy mà các thế hệ cháu con người Thái dù ở thời đại nào vẫn giữ được bản sắc riêng có của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục