Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/4/2025 | 8:12:53 AM

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn hồi ký 'Gia đình, bạn bè và đất nước' của bà Nguyễn Thị Bình.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật
NXB Chính trị quốc gia Sự thật

Nhằm tái hiện cuộc đời của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - người có 79 năm tuổi Đảng và trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách Gia đình, bạn bè và đất nước.

Đây là cuốn hồi ký được bà Nguyễn Thị Bình viết từ năm 2007, hoàn thành vào cuối năm 2009 và bổ sung, chỉnh sửa qua các năm 2013, 2014, 2023. Từng trang hồi ký được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, không triết lý cao siêu mà gần gũi, sâu lắng nhưng toát lên được tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm, tấm lòng vì nước vì dân, tạo nên sức nặng trong từng câu, từng chữ của cuốn hồi ký.

Nhà văn Nguyên Ngọc, người làm việc cùng bà Nguyễn Thị Bình trong suốt thời gian hoàn thiện cuốn hồi ký cho biết, qua tác phẩm có thể nhận ra ở bà sự kết hợp đặc biệt giữa bình dân - tinh hoa, giản dị - sang trọng, mềm mại - kiên định; đó là một người có sức trẻ tâm hồn và trí tuệ, kết hợp sự kiên định và dám chấp nhận thay đổi, tiếp nhận cái mới. Bà là một biểu tượng sáng ngời về phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bình, tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26/5/1927, quê gốc tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Châu Sa đã tham gia hoạt động yêu nước. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bà hoạt động cách mạng sôi nổi, tích cực và nhiều lần bị địch bắt, tù đày.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Đầu năm 1961, bà được Ban Thống nhất cử sang tham gia hoạt động ngoại giao cho Mặt trận và đổi tên từ Yến Sa (bí danh được bà sử dụng từ năm 1948) sang Nguyễn Thị Bình nhằm giữ bí mật và để quốc tế dễ đọc tên hơn.

Từ đây, thế giới biết đến một nữ chính trị gia - Nguyễn Thị Bình với cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị bốn bên tại Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ngày 27/1/1973 tại Paris, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao cam go, lâu dài nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, với 202 phiên họp chung công khai, 45 cuộc họp cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn trong thời gian 4 năm 9 tháng (từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1973).

Trong quá trình đàm phán đó, cả thế giới đều rất ngưỡng mộ và khâm phục ý chí kiên định, sự mềm dẻo, nhạy bén của nhà nữ ngoại giao xuất sắc Nguyễn Thị Bình - người con của quê hương Quảng Nam. Có thể nói cuộc đời của bà gắn chặt với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong suốt thế kỷ 20.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra, tổng duyệt các hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn. (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)

Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 sẽ diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trong hai ngày 16-17/4.

Nhiều phim truyện và phim tài liệu được chiếu miễn phí dịp này. Ảnh: Viện Phim Việt Nam

“Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).

Cầu Hiền Lương- Quảng Trị, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

Ngày 14-4, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định 756/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ cầu Hiền Lương - Bến Hải (tỉnh Quảng Trị).

Hai đội ngũ truyền hình Bắc - Nam hòa làm một để vận hành.

Phim tài liệu Buổi phát sóng lịch sử là câu chuyện về sự kiện tín hiệu Vô tuyến truyền hình Việt Nam lên sóng khắp miền Nam bằng chính hệ thống truyền hình của chế độ cũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục