Trưng bày 150 tài liệu, hiện vật về khát vọng thống nhất non sông

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/4/2025 | 3:10:42 PM

Nhiều tư liệu, hiện vật được trưng bày tại triển lãm “Non sông liền một dải” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã mang đến những thông tin quý về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến ngày thống nhất đất nước của dân tộc ta.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 22-4, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: "Non sông liền một dải” với gần 150 tài liệu, hiện vật.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Văn Đoàn cho biết: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả của quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ suốt 21 năm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam đã xây dựng được đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao; lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

"Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta như một trong những chiến công rực rỡ nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn, có ý nghĩa thời đại sâu sắc”, ông Nguyễn Văn Đoàn bày tỏ.

Trưng bày chuyên đề: "Non sông liền một dải” với gần 150 tài liệu, hiện vật, gồm 3 phần:

Phần 1: Khát vọng thống nhất, với các nội dung về nhân dân Việt Nam thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ; bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam – Bắc.

Ở phần này, công chúng được xem các tài liệu, hiện vật tiêu biểu như: Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải – giới tuyến tạm thời giữa hai miền Bắc - Nam Việt Nam từ tháng 7-1954; nhân dân miền Bắc vui mừng đón cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hóa vào năm 1955; nhân dân Sài Gòn – Gia Định đấu tranh đòi thống nhất đất nước, ngày 1-5-1956…

Phần 2: "Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một”, giới thiệu về đường lối, quyết sách sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc lãnh đạo quân và dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; sự ủng hộ, chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Ở phần này, người xem được chiêm ngưỡng những bức ảnh, tư liệu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến 10-9-1960; Lễ thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tân Lập, Châu Thành, Tây Ninh vào ngày 20-12-1960; nhân dân Củ Chi (Sài Gòn) đồng khởi phá ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy vào năm 1960; phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

Phần 3: Non sông liền một dải, là trưng bày giới thiệu những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam; không khí tưng bừng, niềm vui của ngày thống nhất non sông; nhân dân hai miền Nam – Bắc sum họp, đất nước Việt Nam thống nhất, non sông liền một dải.

Ở phần này, công chúng được xem các tài liệu, hiện vật tiêu biểu về Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; quân giải phóng tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thành phố Huế, Đà Nẵng và cuối cùng là xe tăng Quân Giải phóng tiến vào đánh chiếm Dinh Tổng thống ngụy Sài Gòn vào ngày 30-4-1975…

Trưng bày giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về khát vọng hòa bình, ý chí thống nhất, tình đoàn kết gắn bó keo sơn không thể chia cắt giữa hai miền Nam – Bắc. Qua đó, trưng bày khơi dậy niềm tự hào, ý thức tự lực tự cường, tạo động lực tích cực cho mỗi người dân Việt Nam thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trưng bày mở cửa từ ngày 22-4 đến tháng 8-2025.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Bảo tàng tỉnh tiếp nhận các kỷ vật chiến tranh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng ngày 22/4, tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai trương triển lãm trưng bày chuyên đề “Giải phóng miền Nam 1975 – bản hùng ca đại thắng”.

Bìa truyện ngắn

Triết lý - trữ tình có thể được xem là một phương thức mà nhà văn dùng để phản ánh hiện thực cuộc sống, thể hiện quan điểm, thái độ của mình về các vấn đề nhân sinh xã hội.

Tác giả Hoàng Kim Yến luôn quan tâm chuyển tải thông điệp về việc bảo vệ và phát triển tâm hồn trẻ em.

Hoàng Kim Yến - một trong những cây bút nổi bật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái không chỉ được biết đến với những tác phẩm phản ánh sâu sắc cuộc sống nông thôn mà còn chú trọng đến thế giới trẻ em. Với vai trò là Thư ký Tòa soạn của Tạp chí Văn Nghệ Yên Bái, chị đã có đóng góp trong việc phát triển văn học nghệ thuật địa phương, đặc biệt là viết về trẻ em.

Nguyễn Quang Tán vinh quy bái tổ nhưng bị quê hương gièm pha, ngăn cản - ông đành sang tá túc tại làng Xà.

Sau những lần đi sứ Trung Hoa, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tán đã học được nghề ép dầu và truyền dạy lại cho dân làng Xà, trở thành một trong những nhà khoa bảng được dân tôn làm tổ nghề.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục