Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn": Viết tiếp niềm tự hào dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/4/2025 | 7:40:39 AM

Được đầu tư công phu và hoành tráng, cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả cả nước.

Hình ảnh từ điểm cầu TP Hồ Chí Minh tối 27/4.
Hình ảnh từ điểm cầu TP Hồ Chí Minh tối 27/4.

Với mong muốn lan toả tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử của Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

Chương trình Cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, tối 27/4 từ 3 điểm cầu: Công viên Thống Nhất, Đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); Di tích Quốc gia đặc biệt Khu vực Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị); Công viên Bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh).

Chương trình gồm 3 chương: "Khát vọng hoà bình”, "Ý chí độc lập thống nhất” và "Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam”. Cầu truyền hình  Vang mãi khúc khải hoàn đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, thể hiện những bài học lịch sử, tinh thần đoàn kết, đồng thời nêu bật được thành tựu của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển. 

Dẫn chương trình ở điểm cầu Hà Nội là 2 BTV Tuấn Dương và Hồng Nhung; tại Quảng Trị là Trần Long, Phí Linh; tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh là Đức Bảo và Hoài Anh. Các tiết mục nghệ thuật trong Vang mãi khúc khải hoàn được dàn dựng quy mô hoành tráng tại 3 miền Bắc-Trung-Nam với hình thức thể hiện đa dạng: MV, thực cảnh, hoạt cảnh…, cùng nhiều màu sắc âm nhạc phong phú, tái hiện những trang sử hào hùng của đất nước. 

Cầu truyền hình quy mô và hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 người tại 3 điểm cầu Bắc - Trung - Nam Vang mãi khúc khải hoàn là bức tranh đan xen giữa quá khứ hào hùng và hiện tại, chuyển tải thông điệp tự hào về khát vọng thống nhất, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

(Theo NDO)

Các tin khác
Quân giải phóng đánh chiếm Trường Thiết giáp ngụy tại căn cứ Nước Trong.

Hòa trong triệu triệu trái tim chung nhịp đập hướng về thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tâm tưởng ông Đỗ Ngọc Bình, sinh năm 1953, quê xã Hòa Xá (nay là xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) chộn rộn niềm vui.

Hiếu: Triết lý đạo hiếu trong Phật giáo - Gốc rế của nhân cách và con đường tu tập.

Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – 'công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng'. Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.

Công chiếu bộ phim tại Viện Phim Việt Nam.

"Victory Vietnam” ghi lại không khí sôi động tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển trong ngày Sài Gòn được giải phóng, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh tại Việt Nam.

Xác định phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các thôn, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn, thời gian qua, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm văn nghệ, tạo môi trường thuận lợi để người dân giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của các dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục