Xuất bản 100 cuốn sách in nguyên bản tác phẩm “Đường kách mệnh”

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/4/2025 | 3:32:57 PM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Nhà xuất bản Văn học tổ chức xuất bản 100 cuốn sách “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hình thức tái hiện lại bản gốc xuất bản năm 1927 bằng nguồn xã hội hóa.

Cuốn sách được tái hiện theo bản gốc xuất bản năm 1927. Ảnh: Nhà xuất bản Văn học
Cuốn sách được tái hiện theo bản gốc xuất bản năm 1927. Ảnh: Nhà xuất bản Văn học

Cuốn sách là sản phẩm quà tặng của Bộ VHTTDL tới lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 100 năm ra đời tác phẩm "Đường kách mệnh” và chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. 100 cuốn sách được đánh số từ năm 1925 đến 2025; sách in bằng công nghệ hiện đại trên chất liệu giấy cao cấp, kèm hộp giấy đựng trang trọng.

"Đường kách mệnh” là tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925-1927. Tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 1927 tại Quảng Châu rồi theo chân các chiến sĩ cách mạng về Việt Nam. Bản in năm 1927 được công nhận là Bảo vật quốc gia (năm 2012) lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Khung cảnh trước Dinh Thống Nhất, quận 1, vào khoảng 15h ngày 30/4/1975.

Đam mê chụp ảnh cùng với tính cách thích khám phá, ông Nguyễn Đình Đạt đã ghi lại khung cảnh đường phố, người dân Sài Gòn thời điểm chiến sự cam go.

Hình ảnh từ điểm cầu TP Hồ Chí Minh tối 27/4.

Được đầu tư công phu và hoành tráng, cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả cả nước.

Quân giải phóng đánh chiếm Trường Thiết giáp ngụy tại căn cứ Nước Trong.

Hòa trong triệu triệu trái tim chung nhịp đập hướng về thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tâm tưởng ông Đỗ Ngọc Bình, sinh năm 1953, quê xã Hòa Xá (nay là xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) chộn rộn niềm vui.

Hiếu: Triết lý đạo hiếu trong Phật giáo - Gốc rế của nhân cách và con đường tu tập.

Trong dòng chảy văn hóa Việt, chữ Hiếu không chỉ là một phẩm hạnh, mà còn là đạo lý gốc rễ của con người – 'công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh dưỡng'. Trong Phật giáo, đạo hiếu được tôn vinh như một pháp tu chứ không đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội. Người mang tên Hiếu vì thế mang theo một sứ mệnh đặc biệt: sống biết ơn, sống có cội nguồn, và lan tỏa tình thương vô điều kiện đến gia đình và muôn loài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục