Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/5/2025 | 11:03:20 AM

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lá cờ Phật giáo có kích thước 500 m2.
Lá cờ Phật giáo có kích thước 500 m2.

Lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam

Sáng 5/5, ban tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tổ chức lễ thượng kỳ lá cờ Phật giáo có kích thước 500 m2 trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM - cơ sở 2.

Cờ được may từ chất liệu vải siêu bền, chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo độ bền màu và tính trang nghiêm khi treo ngoài trời trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Chiều dài của lá cờ đạt 25,69 m - biểu trưng cho 2569 năm lịch sử Phật giáo, tính từ năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh cho đến năm 2025. Chiều ngang của lá cờ là 19,47 m.

Triển lãm văn hóa đầu tiên giới thiệu phiên bản và thông tin, hình ảnh của 87 bảo vật quốc gia thuộc Phật giáo Việt Nam
Trong khuôn khổ Vesak 2025 tại TPHCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam: ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản.

Nổi bật tại không gian trưng bày là sự xuất hiện của các phiên bản, thông tin, hình ảnh của 87 bảo vật quốc gia. Đây là những hiện vật quý giá phản ánh chiều sâu lịch sử và sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật giáo trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Trong đó có 20 phiên bản là tượng Phật được chế tác lại từ bản gốc với tỷ lệ nhỏ hơn 50-70%.


Bộ tháp thờ thời Lý, nguồn gốc Bắc Ninh.

67 bảo vật còn lại được thể hiện qua hệ thống hình ảnh, tư liệu, trích đoạn giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của từng bảo vật.


Kiến trúc sư Đinh Việt Phương - người phụ trách phần thiết kế mặt đất cho không gian triển lãm - chia sẻ hầu hết các bảo vật đều là nguyên gốc, không thể di chuyển ra khỏi chùa hay nơi lưu giữ, nên toàn bộ hiện vật tại triển lãm đều là bản mô phỏng hoặc ảnh chụp. Dù vậy, hệ thống trưng bày vẫn thể hiện đầy đủ giá trị tinh thần và nghệ thuật, giúp công chúng hiểu rõ hơn về di sản Phật giáo Việt Nam.

Quả cầu chủ đề Vesak 2025 có kích thước lớn nhất Việt Nam

Quả cầu chủ đề của Vesak 2025 có thiết kế màu trắng trang nhã, nổi bật với biểu tượng bánh xe Pháp luân cách điệu cùng hoa sen hồng. Đây là biểu tượng của sự giác ngộ, thanh tịnh và từ bi.


Quả cầu chủ đề của Vesak 2025.

Lễ thắp đèn hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới và trang trí hoa đăng lớn nhất

Tối 6/5, lễ thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình diễn ra tại Công viên văn hóa Láng Le (huyện Bình Chánh, TPHCM). Sự kiện thu hút khoảng 12.000 người tham dự. Đây là một trong những nghi thức tâm linh ý nghĩa và được mong chờ nhất của đại lễ.

60.000 hoa đăng được chuẩn bị, trong đó có 35.000 hoa đăng thắp gồm 20.000 hoa đăng giấy đốt nến, 10.000 hoa đăng chạy pin để dự phòng khi trời mưa và 5.000 hoa đăng nhựa được đặt quanh hồ, còn lại là hoa đăng trang trí.


Lễ thả hoa đăng cầu nguyện hòa bình diễn ra tại huyện Bình Chánh, TPHCM.

Những ngọn hoa đăng giấy và hoa đăng pin được thả nhẹ nhàng trên mặt nước, cùng với 7 đóa sen lớn trang trí giữa hồ, kết thành một biển ánh sáng thiêng liêng, gửi gắm thông điệp cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Câu đối có kích thước lớn nhất Việt Nam

Câu đối chào mừng đại lễ là một tác phẩm nghệ thuật tâm linh độc đáo với tổng diện tích lên đến 140,4 m2. Tác phẩm thể hiện bằng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.

Việc sử dụng ba ngôn ngữ không chỉ thể hiện tinh thần quốc tế hóa của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 mà còn là cầu nối văn hóa giữa các dân tộc, tôn vinh giá trị phổ quát của Phật pháp đến với mọi tầng lớp, mọi quốc gia trên thế giới.

Câu đối được thiết kế với hình thức trang nghiêm, mỹ thuật tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc Phật giáo Á Đông, được đặt trang trọng tại khuôn viên chính của địa điểm tổ chức đại lễ.

(Theo TPO)

Các tin khác
Cuốn sách nhiều cảm xúc về tuổi thơ của Bác Hồ. Ảnh: NXB Chính trị quốc gia Sự thật

Ngày 8-5, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thông tin về cuốn sách “Bông sen vàng” của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ thời niên thiếu, được tái bản đưa đến bạn đọc đúng dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Đồng bào Mông thu hoạch nông sản bản địa.

Trên những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, đồng bào Mông vẫn luôn kiên trì kiến tạo đời sống văn hóa mới bằng cách “gạn đục khơi trong”, giữ gìn tinh hoa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh, hướng đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Với ý chí và sự quyết tâm, đồng bào Mông đang đi một hành trình dài, giữ lấy cái gốc để vươn xa.

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" phiên bản của Võ Hạ Trâm, Đông Hùng thể hiện ở Đại lễ 30/4 đã đạt top 1 trending trên Youtube Vietnam vào tối 7/5.

Ảnh trưng bày tại triển lãm.

Những tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia: "Đường Kách mệnh", "Nhật ký trong tù", "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" và "Di chúc" sẽ được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục