Phim tài liệu "Nét chân dung qua những tấm ảnh" được mở đầu với hình ảnh bảo tàng đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh của một người dân 90 tuổi.
|
|
Tìm về thôn Hai, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hỏi thăm bảo tàng Bác Hồ của ông Trần Văn Cao thì ai cũng biết. Trong bảo tàng của lão nông 90 tuổi này, có rất nhiều những bức ảnh Bác Hồ tới các vùng quê gặp những người nông dân. Ông nói cho tới lúc này, bảo tàng nhỏ của ông vẫn còn thiếu nhiều, chưa đầy đủ. Những bức ảnh thăm đồng, lội ruộng ấy tuy chưa là đầy đủ nhưng cũng đã phần nào phác họa của nét chân dung về vị lãnh tụ vĩ đại mà gần gũi của mỗi người dân Việt Nam.
Người dân Việt Nam nào cũng có tình yêu với Bác Hồ. Tuy nhiên, với ông Cao lại có nét rất đặc biệt, bởi sau hơn 6 thập kỷ gặp Bác, trong tâm trí ông luôn có hình ảnh của Người. Ông Cao đặt bảo tàng hình ảnh về Bác Hồ trên tầng ba tại căn nhà vợ chồng, con cháu ông đang ở. Trong những ngày tháng 5 này, bảo tàng lại đông khách tới thăm hơn. Xem hơn 800 bức hình ông dày công sưu tập trong suốt 30 năm, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trở nên gần gũi và dễ hiểu với những người dân quê ông. Treo cao và ở vị trí trang trọng nhất là 12 bức chân dung Bác Hồ do ông Cao gom góp lương hưu, đóng khung vàng cẩn thận. Những hình ảnh được ông Cao sưu tầm cũng góp phần phác họa bức chân dung về một vị lãnh tụ của dân tộc rất gần nông dân, dành tình cảm đặc biệt cho những người nông dân.
Trong bộ phim tài liệu Nét chân dung qua những tấm hình, câu chuyện tình cảm của Bác Hồ dành cho những người nông dân Việt Nam, dành cho nông nghiệp Việt Nam được kể lại một cách đa góc hơn, với những chia sẻ từ chính những nhân chứng lịch sử từng có cơ hội gặp vị lãnh tụ của dân tộc. Bác Hồ đã đi về các địa phương 923 lần, trong đó Bác đã về thăm tỉnh Bắc Ninh 18 lần, về Hưng Yên 10 lần, về Hải Phòng 9 lần. Thanh Hóa là một tỉnh mà Bác về thăm 4 lần. Trong cả bốn lần, Bác đều có nhấn mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày hôm nay, tới những vùng quê, chúng ta vẫn còn được nghe kể mãi những câu chuyện về người lãnh tụ yêu dân, gần dân.
Trên khắp dải đất hình chữ S thân thương, đã, đang và sẽ còn có những công trình tưởng niệm được dựng lên bởi đó là tấm lòng kính yêu, là niềm tin trong sáng của dân tộc này tưởng nhớ tới người đã một đời vất vả vì nước vì dân. Và ở ngôi nhà của ông Trần Văn Cao, vào dịp sinh nhật Bác, ông Cao lại có niềm hân hoan riêng của mình. Đó là thêm một tấm hình Bác Hồ mà ông mới sưu tầm được. Cẩn trọng, người nông dân cần cù, chất phác, thủy chung này treo nó lên tường với một niềm tin son sắt rằng những hình ảnh ấy sẽ còn mãi với thời gian.
(Theo VTV)
Ngày 11/5 (tức ngày 14/4 âm lịch, năm Ất Tỵ), tại Chùa Tùng Lâm- Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên các giá trị văn hóa tốt đẹp. Nổi bật trong đó, văn hóa đọc tỏa sáng như một viên ngọc quý, là nhịp cầu lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, thể hiện tính nhân văn, chân - thiện - mỹ trong mỗi con người Việt Nam.
Tại tỉnh Saitama, Nhật Bản, hiệu sách Macaw ở ga Kita-Sakado, thành phố là điểm đến quen thuộc của nhiều độc giả Việt Nam. Đây cũng là hiệu sách hiếm hoi ở tỉnh Saitama bán sách tiếng Việt và do người Việt làm chủ.
Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.