Cần tiếp tục làm sáng tỏ giá trị lịch sử - văn hóa di tích Hắc Y
- Cập nhật: Thứ năm, 31/7/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Tôi được tham dự Hội thảo khoa học “Giá trị lịch sử - văn hoá di tích Hắc Y” (Xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên). Trong Hội thảo, tôi được nghe báo cáo của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái; Phạm Như Hồ (nguyên Trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử - Viện Khảo cổ học Việt Nam) và ý kiến phát biểu của 7 nhà khoa học khảo cổ, lịch sử, Hán học…
Di tích khảo cổ học Hắc Y là một quần thể kiến trúc cổ rất có giá trị về lịch sử và văn hoá. Trong hội thảo gần như thống nhất đây là kiến trúc Phật giáo thuộc thời nhà Trần (có ý kiến cho là Trần sớm), có ý kiến cho là đây là kiến trúc Phật giáo thời Lý được nhà Trần trùng tu, tôn tạo và mở rộng.
Những nhận định ban đầu về chủ nhân của cụm di tích Hắc Y thật đáng trân trọng, công đầu thuộc về nhóm tác giả Phạm Như Hồ, Nguyễn Văn Quang và các cộng sự. Người viết bài này không có chuyên môn ngành khảo cổ học, lịch sử, chưa có nhiều thời gian nghiên cứu, song “điếc không sợ súng” nên mạnh dạn tham gia một số ý kiến sau :
Quần thể kiến trúc cổ này là kiến trúc Phật giáo có từ thời nhà Lý được nhà Trần trùng tu, tôn tạo, phát triển. Tại sao chúng tôi nói vậy, vì những lý do như vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi năm 1009 là do công lao đào tạo, hướng nghiệp của cha nuôi là nhà sư Lý Khánh Vân và Đại sư Vạn Hạnh. Sau khi Lý công Uẩn lên ngôi vua, đã phong sư Vạn Hạnh làm Quốc sư và đạo Phật trở thành Quốc giáo. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (con trai của Thái úy Trần Thừa), vậy là sau hơn hai trăm năm (217 năm) trị vì thì nhà Trần là triều đại kế tiếp.
Kiến trúc là ngôn ngữ thời đại, là dấu mốc lịch sử, có sự kế thừa, trùng tu, tôn tạo và phát triển: Những hoa văn thời nhà Lý: chân tảng cánh hoa sen, lá đề, thủy ba cách điệu, những mảnh cánh sen có khắc họa hình "rồng giun”. Tiền cổ có từ thời nhà Đinh nhưng đến thời nhà Lý đất nước hưng thịnh thì tiền đồng mới thực sự phát triển, nhất là sự giao thương giữa nhà Lý và nhà Tống. Việc phát hiện những đồng tiền thời Lý và thời Tống đã thể hiện sự giao lưu giữa nhà chùa và nhân dân vùng Tân Lĩnh với thương gia nhà Tống ở Trung Quốc.
Quần thể kiến trúc Hắc Y, ngoài vai trò là trung tâm lớn của Phật giáo (chùa tháp) còn là căn cứ quân sự. Trong tâm tưởng người dân vùng Bến Lăn (Tân Lĩnh) luôn luôn nhớ về đình Bến lăn có nghĩa là tại đây có ngôi đình có thể đây là đình trạm (theo nghĩa Hán cổ là dừng lại), là nơi nghỉ của người chuyển công văn, thư tín của triều đình đến dinh trấn của vương hầu, các quan phủ, quan huyện… Hơn nữa, khảo cổ học tìm thấy dấu tích của trường đua ngựa. Ngựa là phương tiện giao thông nhanh nhất để cho các phu trạm đổi ca truyền tiếp thông tin.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân làm hai mũi để phá âm mưu xâm lược của nhà Tống, qua việc chủ động tiến đánh vào châu Ung, châu Lý của Trung Quốc. Sau lần bị quân dân nhà Lý đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, để đánh trả thù và xâm lược Việt Nam nhà Tống phải cho quân do thám trước mà do thám hiệu quả chỉ có cách là giao nhiệm vụ này cho thương nhân. Điều này lý giải những đồng tiền nhà Tống (cùng thời với nhà Lý) có mặt ở Hắc Y.
Hốt Tất Liệt đã đưa đội quân thiện chiến xâm lược Trung Quốc tiêu diệt nhà Tống lập nên đế quốc Nguyên - Mông. Nhà Trần đã nhận rõ âm mưu của nhà Nguyên muốn thôn tính nước ta nên đã cử Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trấn giữ châu Thu Vật (Lục Yên, Yên Bình ngày nay).
Trần Nhật Duật là nhà ngoại giao và là nhà quân sự tài ba, có tầm chiến lược sâu sắc. Tôi tin chắc rằng, sau khi khảo sát thực địa nhận thấy khu vực Hắc Y-Tân Lĩnh là nơi đắc địa làm "hành cung" tiền phương đánh địch từ xa. Việc xác định cụ thể vị trí của đình trạm có từ thời nhà Lý và “hành cung” tiền phương của Trần Nhật Duật cần phải tiếp tục khai quật khảo cổ để có thêm di vật và nghiên cứu thêm các nguồn tư liệu minh chứng cho nhận định này.
Vật liệu xây dựng được sản xuất ở đâu để xây dựng nên quần thể di tích kiến trúc Hắc y rộng lớn này?
Theo các tác giả và phần lớn các giáo sư khảo cổ đều nhận định rằng: vật liệu xây dựng và các đồ gia dụng, đồ thờ cúng đều được sản xuất tại chỗ do tìm được dấu tích của hai lò gốm ? Nếu nhận định như vậy là thiếu căn cứ khoa học và cảm tính vì do nguyên liệu đất ở đây không đảm bảo tiêu chuẩn hoá-lý cho sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là đồ dùng và đồ thờ cúng bằng sứ. Bằng chứng là các hiện vật tìm thấy đã nói lên điều đó: “phần lớn các hiện vật ở đây đều không thật quy chuẩn, gạch, ngói thì cong vênh …bở và dễ vỡ” (trang 39 báo cáo của đồng tác giả Nguyễn Văn Quang và Phạm Như Hồ ) và tại trang 11 trong báo cáo của ông Quang cũng viết: “các mảnh gốm sứ bị dính với nhau, bị méo, nhiều viên ngói bị cong vênh…”.
Để khẳng định đất ở đây có làm được vật liệu xây dựng và các loại đồ dùng khác không, ta chỉ việc đem mẫu đất đi thử nghiệm tại Viện Vật liệu xây dựng hoặc các phòng thí nghiệm của các trường đại học và Viện Nghiên cứu về cơ lý-hoá đất xem có đảm bảo tiêu chí cho sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gốm sứ không?"
Theo chúng tôi thì chắc chắn người xưa có ý định sản xuất vật liệu xây dựng và các đồ vật khác tại chỗ nhưng do không thành công ( sản xuất thử ) nên đã dùng đá làm vật liệu thay thế gạch xây với tỉ lệ khá lớn, còn một phần gạch, ngói và các đồ dùng khác thì đem từ nơi khác tới. Và thực tế cũng đã chứng minh là ngành xây dựng đã khảo sát ở vùng Tân Lĩnh không tìm được đất để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng thị trấn Yên Thế nên đành phải đem vật liệu từ Yên Bái lên.
Một số kiến nghị: cần tiếp tục điều tra, khảo sát khảo cổ học khu vực Hắc Y-Dõng-Bến Lăn để tìm kiếm thêm hiện vật, công trình khác không phải là chùa và ranh giới quần thể kiến trúc. Nghiên cứu, tìm dấu vết đô thị cổ “huyện lỵ” Lục Yên thuộc châu Đô Kim thời nhà Lý, đặt ở địa điểm nào. Tìm mối liên hệ tương thích giữa “chất đất” (chỉ tiêu cơ-lý –hoá của đất) làm vật liệu ở Yên Bình với đất ở Tân Lĩnh.
Để có kết luận khách quan, khoa học, biện chứng, cần phải mở rộng nghiên cứu sâu hơn nữa trên cơ sở các nguồn tài liệu về sử học đã có, kết hợp với mở rộng khai quật khảo cổ và sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cần tiếp tục hội thảo trên cơ sở có nhiều tham luận với những kiến giải khoa học. Hội thảo khoa học mà chỉ nghe “ một chiều” với ý kiến “gợi ý” do thời gian hội thảo có hạn thì e rằng không “ tâm phục, khẩu phục”!
Nguyễn Quang
Các tin khác
Không phải ngẫu nhiên mà một câu chuyện về tình bạn với biết bao cảm xúc và tình tiết rất đời thường lại trở thành cuốn sách bestseller trên toàn thế giới. Nhà văn Mỹ Ann Brashares chọn một lối đi riêng để tìm đến độc giả tuổi teen. “Mùa hè thứ hai của quần jeans may mắn” của nhà văn Ann Brashares (dịch giả: Petal Lê) được NXB Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam phát hành sẽ ra mắt độc giả Việt Nam vào tháng 7/2008.
Theo dự đoán, những gương mặt được yêu thích nhất tại thị trường âm nhạc châu Á, gồm: ca sĩ rock đến từ Canada Avril Lavigne, ca sĩ Fergie, chàng trai thần tượng của giới trẻ Justin Timberlake và ban nhạc phong cách alternative rock quen thuộc Linkin Park là 4 ứng viên sáng giá của giải MTV châu Á 2008 hạng mục những ca sĩ quốc tế được yêu thích nhất, sẽ diễn ra vào ngày 2-8 tại sân khấu Arena of Stars có sức chứa lên đến 6.000 khán giả (Malaysia).
YBĐT - Giao lưu văn nghệ về nguồn" tại khu di tích chiến khu Vần/ Câu lạc bộ Thương binh Hồng Hà tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2008).
Đêm 27-7, Duy Khoa, Nhật Thu, Khắc Hiếu, Hoàng Nghiệp là bốn gương mặt do khán giả bình chọn sẽ đi tiếp giai đoạn 2 cuộc thi Sao Mai điểm hẹn cùng với hai thí sinh nổi trội về kỹ thuật thanh nhạc, cá tính và khả năng xử lý ca khúc là Hà Linh và Hải Yến.