Dòng họ Sa "trăm năm bền gốc"

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dòng họ Sa, dân tộc Thái, ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nguồn gốc từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình di cư sang Văn Chấn từ cuối thế kỷ 19. Ban đầu, dòng họ Sa chỉ có vài hộ di cư sang, nay đã phát triển lên tới hàng trăm hộ, hàng nghìn khẩu sống quần tụ thành bản làng trù phú ổn định. Những người trong dòng họ đã tích cực khai hoang đất đai, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, định cư ổn định cuộc sống.

Dòng họ Sa gồm có 3 chi, theo tiếng Thái là Xinh Vi Khăm, Xinh Vi Quản và Xinh Vi Xẻn. Thời phong kiến Khăm là làm vua, Quản làm quan và Xẻn làm tùy tùng, từng chi tự xây dựng gia phả của chi mình. Hiện nay, dòng họ Sa Văn Chấn cư trú ổn định ở 8 xã, thị trấn của huyện, gồm: Cát Thịnh, Thượng Bằng La, Đồng Khê, Sơn Thịnh, Sơn A, Sơn Lương, Nghĩa Tâm và thị trấn Nông trường Liên Sơn với tổng số 426 hộ, 1.902 khẩu. Dòng họ đã bầu ra ban liên lạc gồm 15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực đồng thời thành lập 8 tổ ở các cụm xã, thị trấn có nhiệm vụ quản lý và vận động toàn bộ anh em trong dòng họ thực hiện quy ước dòng họ, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và huy động xây dựng quỹ dòng họ.

Dòng họ Sa cũng đã xây dựng được bản quy ước gồm 4 chương 15 điều, quy định các hoạt động của dòng họ về các lĩnh vực: truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của dòng họ; việc phát triển kinh tế - xã hội, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các hệ thống tổ chức trong dòng họ. Trong đó, quy định về phong tục tập quán bao gồm cả tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa theo đặc trưng dòng họ như hát, múa xòe, dùng chiêng, trống trong các ngày lễ tết; các tục lệ như tục cơm mới, thờ cúng tổ tiên và một số quy định trong đám cưới, đám tang.

Việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cũng được quy định rõ trong quy ước; các gia đình trong dòng họ phải tích cực vươn lên phát triển kinh tế, giúp đỡ lẫn nhau lao động sản xuất; đấu tranh, phê phán những hành vi lười biếng không tu chí làm ăn hoặc vi phạm pháp luật; vận động các thành viên trong dòng họ xây dựng gia đình bản làng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu. Hệ thống tổ chức trong dòng họ giữa chi này với chi khác có thể lấy nhau làm vợ chồng nhưng phải qua 5 đời. Miếu thờ chung của dòng họ Sa tồn tại từ lâu đời và được đặt tại thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh.

Năm 2000, anh em trong dòng họ đã đóng góp xây dựng sửa chữa miếu thờ có diện tích 20m2, gồm 1 cối hương to để thờ cúng chung và 3 cối hương của 3 chi. Định kỳ vào ngày 18 tháng 8 Âm lịch hàng năm, vào năm lẻ dòng họ tổ chức thắp hương, vào năm chẵn thì tổ chức ngày hội giỗ tổ tại miếu thờ tổ tiên, với hình thức long trọng, tôn nghiêm, hoạt động với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, mang đậm truyền thống dân tộc, đông đảo anh em, con cháu dòng họ cùng tham dự.

Ông Sa Hữu Văn - trưởng ban liên lạc dòng họ Sa huyện Văn Chấn cho biết, nội dung ngày hội giỗ tổ được tổ chức gồm ba phần; phần một: lễ dâng hương, cúng tổ tiên; phần hai: đánh giá kết quả hoạt động của dòng họ trong hai năm về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vấn đề tham gia phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng; kết quả học tập, công tác của con cháu; sau đó đại diện trong dòng họ phát biểu thống nhất và hứa hẹn những vấn đề cần thực hiện trong năm tới; trích quỹ dòng họ trao phần thưởng cho các cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp. Phần cuối của lễ hội là các hoạt động vui chơi văn nghệ theo truyền thống dân tộc và liên hoan.

Trong 2 năm 2007 và 2008, hầu hết các gia đình trong dòng họ ở tất cả các xã đều nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hộ đã tích cực vươn lên phát triển kinh tế đời sống cơ bản ổn định, một số hộ đã thoát được nghèo, tăng dần số hộ khá, giàu. Trong dòng họ, các hộ đã phấn đấu xây dựng gia đình, làng bản văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, hầu như không còn trường hợp tảo hôn hoặc sinh con thứ 3. Điển hình như cụm xã Sơn A có 81% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, cụm xã Thượng Bằng La không có trường hợp mắc tệ nạn xã hội, thôn Ba Khe 2 và Ba Khe 3 cụm xã Cát Thịnh 5 năm liền không có trường hợp sinh con thứ 3; tính chung cả dòng họ có 97% trẻ em trong độ tuổi đến trường, 12 cháu đạt học sinh giỏi các cấp, 2 cháu tốt nghiệp đại học.

Với trên 100 năm tồn tại và phát triển, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, những người con trong dòng họ Sa ở Văn Chấn đã sớm nhận thức sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước; có nhiều người con là thương binh, liệt sĩ đóng góp xương máu cho độc lập tự do của dân tộc, nhiều người là cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân đội từ thôn bản, xã, huyện, tỉnh.

Trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước, những người con của dòng họ Sa lại tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong tổng số 426 hộ của dòng họ Sa, có 10 hộ có kinh tế giàu, 388 hộ khá, chỉ còn 28 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, tin tưởng rằng anh em trong dòng họ Sa Văn Chấn sẽ tiếp tục đoàn kết thương yêu nhau cùng sát cánh vươn lên, thực hiện theo đúng những quy định của quy ước dòng họ, thực sự xứng đáng với truyền thống "trăm năm bền gốc" của tổ tiên.

Ngọc Lan

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục