Vịnh Hạ Long sẽ là đề cử quốc gia của Việt Nam tham gia bầu chọn Kỳ quan thiên nhiên thế giới?

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/12/2008 | 12:00:00 AM

Ngay sau thông báo của Tổ chức New7Wonders về việc sẽ có thêm một chặng nữa trong chiến dịch bình chọn hiện thời kéo dài cho tới ngày 31/12/2008, các đề cử của rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bước vào chặng đua tranh quyết liệt. Tham gia cuộc đua, Việt Nam có 3 địa danh là Vịnh Hạ Long, Đỉnh Fancipan và Động Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng tính cho tới thời điểm này, Vịnh Hạ Long vẫn tiếp tục dẫn đầu và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Theo luật bình chọn của tổ chức New7Wonders, mỗi quốc gia chỉ có một đề cử duy nhất được tham gia tiếp chặng đường bình chọn Kỳ quan thiên nhiên thế giới vào năm 2009. Từ ngày 1 đến ngày 7/1/2009 tất cả bầu chọn sẽ được Ban tổ chức thống kê, ứng viên của mỗi quốc gia sẽ được xác minh và ngay sau đó kết quả này sẽ được thông báo chính thức trên web site của tổ chức này theo địa chỉ http://www.new7wonders.com. Việc chọn địa danh đề cử của mỗi quốc gia dựa trên chính sự tham gia bầu chọn của những người quan tâm bằng lá phiếu của từng cá nhân. Ngày 21/7/2009, tổ chức New7wonders sẽ chính thức công bố 21 kỳ quan vào chung kết, để từ đây cả thế giới chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên mới.

 

Hiện tại, theo số liệu thống kê mới nhất của trang web http://www.new7wonders.com ngày 23/12, dẫn đầu danh sách đề cử 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới là Công viên Quốc gia Puerto Princesa của Philippines. Đứng ở vị trí thứ hai là Vịnh Hạ Long của Việt Nam, tiếp theo là Tubbataha Reef của Philippines. Các vị trí trong top 10 còn lại lần lượt thuộc về biển Cox’s Bazar của Bangladesh, đồi Chocolate của Philippines, Ốc đảo Al-hasa của Saudi Arabia, sông Ganges của Bangladesh/Ấn Độ, Rừng Sundarbans của Bangladesh/Ấn Độ và ở vị trí thứ 9, 10 là Động Phong Nha - Kẻ Bàng và Đỉnh Fancipan của Việt Nam.

 

Như vậy có nghĩa là Vịnh Hạ Long - di sản đã được UNESCO công nhận vẫn giữ vững vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới trong suốt 4 tháng qua. Hai địa danh tham gia bình chọn còn lại của Việt Nam là Động Phong Nha - Kẻ Bàng và Đỉnh Fancipan có thay đổi thứ hạng đôi chút từ vị trí thứ 10 và 13 tăng lên vị trí xếp hạngthứ 9 và 10. Tuy nhiên, việc tăng vị trí xếp hạng cũng không có nghĩa là một trong hai địa danh này sẽ được chọn, bởi khoảng cách với Vịnh Hạ Long là quá xa trong khi thời gian dành cho bình chọn chỉ còn tính bằng ngày (31/12/2008 kết thúc).

 

Quả thực Hạ Long đã có bước khởi đầu thuận lợi khi đã là điểm đến vô cùng nổi tiếng khi nói tới Việt Nam., thậm chí ngay khi cuộc bình chọn được khởi xướng chính nhà tổ chức New7Wonders đãchọn Vịnh Hạ Long vào danh sách các kỳ quan mẫu bởi theo như lời bà Tia Viering - Giám đốc truyền thông Tổ chức New7Wonders thì đó là một thắng cảnh nổi bật của Việt Nam được thế giới biết đến từ lâu và bà hy vọng Vịnh Hạ Long sẽ truyền cảm hứng cho mọi người để suy nghĩ về những địa điểm thiên nhiên tuyệt vời khác. Xét về yếu tố chủ quan, Vịnh Hạ Long đã có một đơn vị vận động bầu chọn sớm nhất và hoạt động khá hiệu quả cùng một số sự kiện văn hóa - xã hội lớn của đất nước. Quảng Ninh - địa phương quản lý địa danh này đã có hẳn một website vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long (http://halongbay.gov.vn/).

 

Cuối cùng, dù là Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha - Kẻ Bàng hay Đỉnh Fancipan, thì với mỗi người dân Việt Nam đó vẫn là những địa danh mang lại niềm tự hào cho Quốc gia. Không chỉ bởi ý nghĩa văn hóa lịch sử, đó còn là điểm đến của rất nhiều du khách quốc tế mỗi khi nói tới hay đặt chân đến Việt Nam. Và vì thế, mỗi chúng ta, hãy góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước mình cho bạn bè khắp nơi trên thế giới bằng chính những phiếu bầu của mình để thực hiện sứ mệnh ấy. 

 

                                 Xuất xứ tên gọi Hạ Long


"Hạ Long” nghĩa là “rồng xuống”. Từ trước thế kỷ thứ 19, tên Vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn... Cuối thế kỷ 19, tên Vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp.

 Ảnh minh họa

Trên tờ “Tin tức Hải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: “Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long”. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898 viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăng sơ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con vật này giống như con rồng châu Á. Phải chăng chính vì sự xuất hiện con vật lạ được mệnh danh là rồng mà vùng biển Quảng Ninh được mang tên là Vịnh Hạ Long? (Theo sách Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn, Quảng Ninh, 2002).

 

Theo huyền thoại xưa, tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, n ơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bái Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)." (Theo website chính thức của Vịnh Hạ Long)

                                  
Động Phong Nha-Kẻ Bàng

 

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: Hang nước dài nhất; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; Hồ ngầm đẹp nhất; Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.

 Ảnh minh họa

Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (chữ Hán: phong); răng (chữ Hán: nha) (gió thổi từ trong trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng). Nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích. Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).(Theo Wikipedia)

 

                                        Đỉnh Fansipan


Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

 Ảnh minh họa

Bia đá đánh dấu vị trí cao nhất của Phan Xi PăngĐỉnh Phan Xi Păng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.(Theo Wikipedia)

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục