Bát rượu ngô ngày tết Mông

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vùng cao Văn Chấn – Mường Lò (Yên Bái) có một hương vị đặc biệt để tiếp khách quí, bạn bè nơi xa, nhất là dịp Tết đến, xuân về. Đó là rượu ngô.

Rượu ngô là thứ không thể thiếu trong bất cứ ngôi nhà nào của người Mông. Khách đã đến nhà, thế nào cũng được chủ mời rượu. Mà đã được mời thì không thể từ chối. Vậy mới quí! Người Mông có câu hát:

“… Có tiền cùng tiêu
Có thịt cùng ăn
Có rượu cùng đổ…”.

Thậm chí:

“… Gặp người là gặp bạn
Gặp bạn là gặp rượu
Gặp rượu mới là gặp nhau…”.

Ai đã có dịp lên vùng cao quanh năm mây phủ, hãy tự tin bước vào nhà. Bên bếp lửa hồng, bạn sẽ được đón mời như một người thân lâu ngày trở về. Trước hết, thay bằng chén trà, bạn sẽ được chủ nhà trao bát rượu ngô. Phải là bát chứ không bằng chén thông thường. Cái nghĩa, cái tình giữa chủ và khách chính là ở chỗ đó.

Để có được bát rượu thơm thảo, ngọt nồng cất từ hạt ngô nương với lá men rừng, người Mông đã có cả một bí quyết.

Đầu tiên, ngô được bung trên bếp lửa rồi trộn với một lượng men nhất định. Ba ngày sau, ngô đã ngấm men thì cho vào chum, vò, ủ kỹ, kín khoảng 9, 10 ngày. Cuối cùng mới chưng cất. Thường cứ ba ngô thì được một rượu tinh khiết. Men ủ ngô phải là chế từ lá và rễ cây rừng nên vừa thơm vừa ngọt. Chỉ một lần uống là mãi mãi không quên.

Rượu ngô thực sự là thành quả lao động của người vùng cao. Phong tục tiếp rượu của bà con thường là, gia chủ cầm bát rượu tràn đầy, sóng sánh, thơm lừng trên tay, khẽ khàng uống trước một ngụm rồi chuyền bát mời khách uống theo. Nếu nhiều khách thì lần lượt chuyển cho nhau, mỗi người uống một ngụm. Cứ thế đến khi cạn, rượu lại được đổ vào, lại tràn đầy, sóng sánh, ngọt lịm cùng những lời chào mời, chúc phúc. Người Mông cho rằng, đã là khách quí, đã là bạn thân thì tình cảm phải thật lòng, dạt dào, đầy tràn như bát rượu. Đã uống thì phải say. Say tình. Vậy mới thỏa cái bụng, cái dạ.

Đối với chợ vùng cao, rượu ngô còn là mặt hàng quan trọng. Nó không thể vắng mặt bên chảo thắng cố (chảo ninh xương bò, xương lợn cùng các loại da, thịt bạc nhạc cho đến chín nhừ). Nam nữ, kể đến ông già, bà cả đã tâm đầu ý hợp, ở phiên chợ như thế này không thể không ăn, không uống, không say. Người Mông lại hát:

“… Có thịt thơm, có thịt mềm
Có rượu ngọt, có rượu ngon
Tới đây, ta níu áo nhau cho hơi men cháy lòng, mới thỏa, mới vui”.

Cứ thế, tâm hồn lâng lâng bất tận.

Uống rượu ngô trở thành tập tục trong sinh hoạt - uống bằng bát. Đấy cũng là nét văn hóa ẩm thực giản dị nhưng đầy bản sắc của người Mông.

Tết đến xuân về, đặc biệt là Tết Mông vào tháng Một dương lịch năm mới, hãy tới vùng cao vui cùng bà con! Ở đó, thưởng thức hương vị đặc sản này, bạn sẽ hiểu và sẽ yêu mến hơn cuộc sống thuần phác nhưng biết bao hứng khởi của một tộc người.

Bùi Huy Mai

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục