18-1, trao Giải Mai Vàng lần thứ XIV – 2008: Chương trình đậm màu sắc dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/1/2009 | 12:00:00 AM

Hơn 150 ca sĩ, diễn viên, hoa hậu, người mẫu... danh tiếng tham gia và biểu diễn trong chương trình.

Phác thảo sân khấu lễ trao Giải Mai Vàng 2008 tại Nhà hát Hòa Bình
Phác thảo sân khấu lễ trao Giải Mai Vàng 2008 tại Nhà hát Hòa Bình

Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ XIV- 2008 diễn ra vào đêm 18-1, tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM), nhằm ngày 23 tháng chạp năm Mậu Tý, thời điểm mà nhà nhà, người người Việt Nam đang rạo rực chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Vì vậy lễ trao Giải Mai Vàng 2008, do Báo Người Lao Động tổ chức, nhãn hàng Trà xanh không độ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tài trợ, diễn ra trong không khí đón chào năm mới của dân tộc, càng có ý nghĩa hơn.

Để phù hợp với không khí của đất trời và cảm xúc của lòng người, những người thực hiện chương trình đã xây dựng chương trình lễ trao Giải Mai Vàng 2008 với ý tưởng mang đậm màu sắc dân tộc.

Trước hết, ngay trong phần thiết kế sân khấu, đạo diễn Huỳnh Phúc Điền cùng nhóm thực hiện đã cho ra đời một sân khấu đậm màu sắc văn hóa dân tộc.

26 nghệ sĩ khách mời trao giải

Các nghệ sĩ sân khấu: NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Việt Anh, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Thành Lộc, Thanh Thủy, Hữu Châu; các diễn viên điện ảnh: Hồng Ánh, Trương Ngọc Ánh, Thanh Hằng, Phi Thanh Vân, Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn, Việt Anh; các ca sĩ: NSƯT Tạ Minh Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà; các hoa hậu - người mẫu: Hoa hậu Mai Phương Thúy, á hậu Hoàng Yến, người mẫu Xuân Lan, Vũ Thu Phương; MC Hữu Luân, Quyền Linh, nhạc sĩ Lê Quang, đạo diễn Phạm Hoàng Nam và nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung.

Cổng đình, một nét văn hóa độc đáo có nhiều ý nghĩa của người Việt, nhất là trong dịp Tết, khi tình cảm của mọi người đang hướng về gia đình, quê hương, xứ sở của mình, được ê kíp thực hiện chọn làm biểu tượng chính. Một màn hình led cực lớn khoảng 100 m2 làm phông cho sân khấu Nhà hát Hòa Bình. Trên màn hình này lần lượt những hình ảnh đẹp về non nước, hoa lá, chim muông sẽ hiện lên, tạo nên những bức tranh thủy mặc sinh động. Cũng trên màn hình này, hàng chục nghệ sĩ được đề cử Giải Mai Vàng 2008 sẽ lần lượt xuất hiện và được xướng tên. Một nét văn hóa làng quê khác của người Việt được sử dụng trang trí cho sân khấu là cây tre. Những khóm tre được trình bày cách điệu với dáng dấp thanh thoát nhưng cũng rất mạnh mẽ sẽ làm nền cho vị trí của MC và khách mời trao giải.

Cũng trên ý tưởng văn hóa dân tộc, nhà thiết kế Võ Việt Chung sẽ thiết kế cho hai người dẫn chương trình là Thanh Bạch - Quỳnh Hương và 26 nghệ sĩ khách mời trao giải, là các ca sĩ nổi tiếng, minh tinh màn bạc, diễn viên sân khấu tên tuổi và các hoa hậu, á hậu, người mẫu hàng đầu Việt Nam, 26 bộ trang phục áo dài truyền thống. Đây là nét mới của Giải Mai Vàng năm nay, tất cả nghệ sĩ khách mời trao giải cả nam lẫn nữ đều mặc áo dài truyền thống do nhà thiết kế có tên tuổi thực hiện.

Âm nhạc của chương trình cũng được xây dựng trên nền ý tưởng màu sắc dân tộc này. Nhạc sĩ Nhật Trung, một trong những nhạc sĩ xuất thân từ chiếc nôi âm nhạc dân tộc, được đào tạo chuyên nghiệp và có điều kiện tiếp cận tốt với âm nhạc hiện đại của thế giới trong một thời gian dài học tập và làm việc tại Mỹ, đã nhận thực hiện biên soạn và sáng tác nhạc cho chương trình trao Giải Mai Vàng 2008. Lấy ban nhạc gõ Phù Đổng của nghệ sĩ Đức Dậu làm chủ đạo, Nhật Trung biến tấu bằng sự kết hợp nhạc thu âm với nhạc sống của bộ gõ để tạo ra nhạc nền độc đáo vừa mang tính dân tộc vừa hiện đại. Nhật Trung đã sang Mỹ để thực hiện thu âm cho phần nhạc này. Ngoài nhạc nền, các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Hà Anh Tuấn, nhóm 5 Dòng Kẻ, nhóm Mặt Trời Mới cũng được biên tập và dàn dựng theo màu sắc dân tộc và hiện đại này.

Gần 100 nghệ sĩ được đề cử Giải Mai Vàng 2008 sẽ có mặt trong đêm trao giải. Trước khi lễ trao giải chính thức diễn ra, Ban Tổ chức sẽ có một tiệc cocktail và lễ tôn vinh các nghệ sĩ là ứng viên sáng giá của Giải Mai Vàng 2008 trên thảm đỏ trước tiền sảnh Nhà hát Hòa Bình. Đây là một nét văn hóa nhằm khẳng định những gương mặt được đề cử Giải Mai Vàng 2008 đều xứng đáng nhận giải thưởng cao quý này của khán giả - bạn đọc Báo Người Lao Động trao tặng, mặc dù trong từng hạng mục chỉ có một người vinh dự bước lên bục vinh quang.

Để phổ biến sâu rộng các hoạt động của Giải Mai Vàng và tạo điều kiện cho khán giả trong cả nước không có điều kiện đến với chương trình trao giải tại Nhà hát Hòa Bình, Ban Tổ chức đã phối hợp với đài truyền hình tại các tỉnh, TP lớn và Đài Truyền hình Quốc gia để chuyển tải chương trình trao Giải Mai Vàng 2008 đến với hàng chục triệu khán giả qua màn ảnh nhỏ. Chương trình trao giải chính thức được Đài Truyền hình TPHCM truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 và được các đài truyền hình: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương và kênh truyền hình kỹ thuật số VTC9 nối sóng phục vụ khán giả.

Live show Mai Vàng đón Tết cùng công nhân

Sau lễ trao giải, đêm 19-1, live show Mai Vàng đón Tết cùng công nhân, chương trình ra mắt, giao lưu và biểu diễn phục vụ công nhân của các nghệ sĩ đoạt Giải Mai Vàng 2008 cùng các nghệ sĩ khách mời sẽ diễn ra tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh - TPHCM, phục vụ hơn 20.000 công nhân tại đây.

Chương trình sẽ có mặt các ca sĩ: Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà, Thanh Thảo, Hà Anh Tuấn, nhóm 5 Dòng Kẻ, Từ Minh Hy - Thiên Vương cùng các ca sĩ, diễn viên đoạt Giải Mai Vàng 2008. Chương trình này cũng được Đài Truyền hình TPHCM truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 và được các đài truyền hình: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương và kênh truyền hình kỹ thuật số VTC9 nối sóng phục vụ khán giả.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục