Kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Trở lại con đường kéo pháo bằng tay

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2009 | 12:00:00 AM

Ngày mai (6.5), cụm di tích “Đường kéo pháo và trận địa pháo của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ” sẽ được khánh thành.

Những vết bánh pháo và dấu chân người lính kéo pháo được tái hiện.
Những vết bánh pháo và dấu chân người lính kéo pháo được tái hiện.

Con đường kéo pháo lịch sử và độc đáo trong chiến dịch Điện Biên Phủ dài 15km. Độc đáo vì đây là con đường kéo pháo bằng tay duy nhất của bộ đội ta trong số 6 con đường kéo pháo vào trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ.

Và có lẽ cũng là con đường kéo pháo bằng tay hiếm hoi trên địa cầu. Chỉ vỏn vẹn 15km, nhưng con đường này dường như đã thể hiện được tính chất của cả chiến dịch Điện Biên Phủ: Gian khổ và quyết tâm, hy sinh và vinh quang. Ngày mai (6.5), cụm di tích "Đường kéo pháo và trận địa pháo của bộ đội ta trong chiến dịch ĐBP" sẽ được khánh thành.

Khôi phục đường kéo pháo lịch sử

Năm 1994, trong một lần lên thăm lại chiến trường xưa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất ý tưởng khôi phục lại con đường kéo pháo bằng tay của bộ đội ta trong chiến dịch ĐBP. Với Đại tướng nói riêng và bộ đội ta nói chung, đây là con đường ghi nhiều dấu ấn lịch sử.

Ban đầu, khi ta quyết định đánh cứ điểm ĐBP với phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, giải quyết gọn cứ điểm trong 2 ngày 3 đêm, con đường kéo pháo với điểm bắt đầu từ địa phận xã Nà Nhạn (huyện Điện Biên) tiến vào thẳng trung tâm đề kháng Him Lam đã được hình thành một cách bí mật. Để đảm bảo bí mật hơn nữa, ta chủ trương kéo pháo bằng tay.

Mỗi khẩu pháo nặng ngót nghét ba tấn phải nhờ sức của cả một đại đội mới vượt qua được biết bao con dốc tới 40 độ, những đoạn đường hẹp, những khúc cua tay áo. 

Khi pháo đã vào gần điểm tập kết, nhận thấy phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” không còn phù hợp với tình hình thực tế, Tổng tư lệnh của chiến dịch - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã quyết định thay đổi phương châm sang “đánh chắc, tiến chắc”, một quyết định vô cùng khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả của cả chiến dịch. Bộ đội ta lại âm thầm kéo pháo ra chờ thời cơ. Và chính trên đường kéo pháo ra, lịch sử đã ghi nhận gương hy sinh anh dũng của Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện.   

Mãi tới năm 2003, dự án bảo tồn, tôn tạo di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của bộ đội ta tại chiến dịch ĐBP mới có thể triển khai, với tổng vốn đầu tư hơn 53 tỉ đồng. Dự án cũng chỉ khôi phục lại một đoạn đường gần 4km, từ điểm bắt đầu - đoạn giáp với đường 279 bên sông Nậm Rốm - tới điểm mà Anh hùng Tô Vĩnh Diện đã ngã xuống.

Ông Vũ Nam Hải - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án di tích ĐBP - cho biết: Quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn. Khó nhất là xác định lại chính xác di tích gốc như nền đường tuyến kéo pháo, vị trí các trận địa pháo, đài quan sát, những điểm xảy ra các sự kiện quan trọng trong chiến dịch ĐBP, nơi Anh hùng Tô Vĩnh Diện hy sinh...

Nhưng nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổ chuyên gia tư vấn lịch sử quân sự do Anh hùng - Thiếu tướng Lê Mã Lương dẫn đầu cùng với Bảo tàng Lịch sử quân sự VN, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các nhân chứng lịch sử... những khó khăn cũng được hóa giải.

Con đường lịch sử

Tách khỏi đường 279, qua chiếc cầu hẹp bắc qua sông Nậm Rốm, chúng tôi đã có mặt tại điểm khởi đầu của con đường kéo pháo lịch sử năm nào. Điều ấn tượng nhất là trên nền đường bêtông đỏ chi chít vết dép lốp caosu, vết miếng gỗ chèn bánh pháo và hai vết bánh xe chạy dài, tiến thẳng về phía trước.

Ông Phạm Thanh Quang - GĐ Cty CP đầu tư xây dựng HN, đơn vị thực hiện dự án khôi phục đường kéo pháo - cho biết: “Những vết dép lốp và bánh xe các anh nhìn thấy đều là dép lốp và pháo thật 100%. Chúng tôi đã mượn pháo thật của Bảo tàng Lịch sử Điện Biên kéo trên đường bêtông ướt tạo ra vết, mượn dép lốp, gỗ chèn pháo để tạo dấu vết giúp khách tham quan có thể hình dung cảnh kéo pháo của bộ đội ta dễ dàng hơn”.

Tượng đài “Bộ đội ta kéo pháo bằng tay” đứng sừng sững hiên ngang trên nền trời xanh bên lòng chảo Điện Biên, là điểm nhấn ấn tượng đầu tiên cho con đường kéo pháo lịch sử. Ở cuối đoạn đường kéo pháo được tái hiện, gần nơi được xác định là vị trí anh Tô Vĩnh Diện hy sinh, những công nhân đang khẩn trương hoàn tất tấm bia tưởng niệm người anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ pháo vào ngày 1.2.1954 lịch sử...

(Theo NLĐ)

Các tin khác

Đã qua đi 39 năm kể từ ngày ban nhạc The Beatles tuyên bố tan rã, nhưng nhân loại vẫn có thể tìm các giọt âm thanh trong trẻo mà bộ tứ huyền thoại để trong những đêm nhạc của The Beatels. Ở đó, có kí ức hoàng kim thập niên 1970 và những dấu ấn chiêm nghiệm khi con người đã đủ thời gian để nhìn lại…

Theo bảng xếp hạng bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do tổ chức Newopenworld tổ chức, tính đến chiều 4-5, vịnh Hạ Long đã vươn lên vị trí thứ 2/25 tức đã là vươn lên 1 bậc, vượt qua danh thắng dải san hô Great Barrier Reef của Australia ở bảng G.

YBĐT - Nằm trong chương trình kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2009). Tối 3/4 tại Quảng trường 19/8 Sở Văn hóa thông tin và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình văn nghệ giao lưu đón bạn mang chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.

Hàng trăm bức vẽ đều mô tả cùng một nhân vật trong một tư thế.

Một triển lãm tranh đặc biệt đang diễn ra tại phòng tranh National Portrait Gallery ở nước Anh. Điều khác thường là ở chỗ nó không phải là triển lãm tranh lớn nhất, đông họa sĩ tham gia nhất hay trưng bày những bức tranh độc đáo nhất mà là triển lãm của hơn 300 bức tranh mô tả duy nhất chỉ đúng một người phụ nữ!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục