Chuẩn bị cho Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai
- Cập nhật: Thứ tư, 23/9/2009 | 12:00:00 AM
Kịch bản lễ khai mạc, bế mạc và hơn một chục hoạt động khác của Festival cồng chiêng quốc tế đầu tiên ở Tây Nguyên đang được hoàn tất. Gia Lai đang náo nức đợi bạn gần xa đến chung vui trong ngày hội lớn…
|
Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Chương trình nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên". Lễ hội cũng là hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong tỉnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội; quảng bá đất nước và con người Gia Lai với bạn bè trong nước và quốc tế.
Chỉnh trang đô thị phục vụ Festival
Còn hơn một tháng rưỡi nữa Festival mới khai mạc, nhưng công việc chuẩn bị cho lễ hội rất khẩn trương. Nhiều khu vực của thành phố Pleiku đang được chỉnh trang để phục vụ cho các hoạt động của Festival. Đặc biệt là khu vực trước Quảng trường 17/3 đang được san ủi, xây dựng để làm sân khấu, triển lãm và nhiều hoạt động khác. Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh và công ty du lịch đều có kế chuẩn bị thêm lực lượng và các sản phẩm du lịch để chào đón khách du lịch tới tham quan. Nhiều tour du lịch hấp dẫn đã được xây dựng…
Ông Phan Xuân Vũ - Giám đốc Sở VHTT&DL Gia Lai cho biết: tỉnh đã có kế hoạch mời 34 tỉnh, thành có cồng chiêng, 5 nước trong khu vực cùng chung tham gia. Lần đầu tiên, Gia Lai đón tiếp khoảng 3.000 người tham gia lễ hội, vì vậy công việc chuẩn bị cần hết sức tỉ mĩ và chu đáo. Tỉnh Gia Lai phối hợp chặt chẽ với 4 tỉnh bạn ở khu vực Tây Nguyên để làm toát lên các giá trị của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Cùng với lễ khai mạc và bế mạc ngày hội sẽ được dàn dựng công phu, trong những ngày diễn ra lễ hội còn diễn ra hàng chục hoạt động phong phú như: trình diễn cồng chiêng, thi chỉnh chiêng, thi tạc tượng, phục dựng các lễ hội: đón năm mới (có tổ chức đâm trâu), lễ Pơthi (Bỏ mả), hội thảo về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến đầu tư và triển lãm…
"Âm vang và sức sống cồng chiêng Gia Lai- Tây Nguyên kết nối thế giới hoà bình và phát triển"- đó là thông điệp mà Gia Lai muốn gửi tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế qua Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai./.
Một số hình ảnh của việc chuẩn bị Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai:
Nghệ nhân Rơ Chăm Ueek- làng Mơ-rông Yố (xã Ia Ka, huyện Chư Pảh) một trong hai nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi nhất ở Gia Lai đang kiểm tra chiêng |
Hợp tác xã dệt thổ cẩm ở xã Glar- huyện Đắk Đoa đang gấp rút sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thông |
Dân làng Ôr- xã Kông Lơng Kơng (thị trấn Kbang) đang tập lễ mừng năm mới và lễ đâm trâu |
Các nghệ nhân ở làng làng Mơ-rông Yố đang tập cho lễ Pơ-thi (lễ Bỏ mả) |
Tập biểu diễn cồng chiêng ở xã Groi II- xã Glar |
Các tin khác
Sở VHTT&DL Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện một sắc phong gấm lụa vào thời Hoằng Định năm thứ 11 (1610) khi khảo sát di tích đền thờ Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu, Lộc Hà (Hà Tĩnh). Đây được cho là sắc phong dài nhất Việt Nam.
Tối 19/9, Liên hoan phim (LHP) quốc tế Toronto lần thứ 34 đã bế mạc với giải thưởng cao nhất của LHP - giải Cadillac, đã thuộc về phim “Precious” của đạo diễn người Mỹ Lee Daniel.
YBĐT - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mường Lò, mỗi bộ váy áo thổ cẩm ra đời như giấu cả trong đó sắc hương của núi rừng Tây Bắc.
The Lost Symbol (Biểu tượng đã mất) - phần kế tiếp của cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (Da Vinci Code) của nhà văn Dan Brown - đã bán được 300.000 bản chỉ trong vòng 36 tiếng sau khi phát hành ở Anh.