Nobel Văn chương thuộc về nhà thơ - nhà văn nữ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/10/2009 | 12:00:00 AM

Giải Nobel Văn chương năm nay lại một lần nữa mở ra cơ hội cho những người quan tâm tới văn học thế giới được tìm hiểu về một tác giả trước đây chưa được biết đến rộng rãi, ít nhất là không rộng rãi như những tên tuổi như Amos Oz, Philip Roth hay Claudio Magris.


Herta Müller.
Herta Müller.

Lịch sử trên dưới mười năm gần đây của giải Nobel Văn chương cũng từng có vài trường hợp tương tự, khi các nhà văn đột nhiên xuất hiện như Cao Hành Kiện, Kertész Imre, Elfriede Jelinek giành được giải. Đây có thể xem như một ý nghĩa không nhỏ của giải thưởng: để cho thế giới khám phá những văn chương mới, mở ra cho độc giả khắp nơi một thế giới không bị ám ảnh bởi những cái tên đã xuất hiện quá nhiều.

Năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã quyết định trao giải cho Herta Müller với lời vinh danh khá giản dị nhưng không kém phần đa nghĩa: bà được coi là “người, với tính cô đọng của thơ ca và tính thẳng thắn của văn xuôi, đã miêu tả quang cảnh những người bị tước bỏ (hoặc những người được giải thoát)”. Sở dĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển viết như vậy là vì Herta Müller sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi.

Herta Müller (sinh 17.8.1953) viết cả tiểu thuyết, thơ và tiểu luận. Bà là người gốc Rumani nhưng từ năm 1987 chuyển sang Đức, hiện sống ở Berlin. Bà theo học về văn hóa Đức và văn học Rumani. Cuốn sách đầu tiên của bà được xuất bản tại Rumani vào năm 1982, một tập truyện ngắn mang tên Nadirs, sau đó hai năm được xuất bản tại Đức.Trước giải Nobel Văn chương, bà từng nhận rất nhiều giải thưởng trong khối các nước nói tiếng Đức. Một số tác phẩm của bà đã dịch sang tiếng Anh: The Passport (1986), The Land of Green Plums (1994), The Appointment (1997), tập thơ Im Haarknoten wohnt eine Dame (tạm dịch Một quý bà ở trong búi tóc, 2000), các tập tiểu luận Hunger und Seide (Đói và lụa, 1995) và Der Kônig verneigt sich und tôtet (tạm dịch Ông vua cúi xuống giết người, 2003).

Cả lần này, cũng như lần Kertész hay Jelinek đoạt giải, vinh dự đã thuộc về một người chủ yếu được biết tới tại các nước nói tiếng Đức. Độc giả các khu vực khác sẽ còn phải chờ một thời gian để các dịch giả và nhà xuất bản hoạt động hết công suất trước khi được thưởng thức tài năng của một nhà văn này.

Nhiều người sẽ thấy tiếc nuối khi nhà văn yêu thích của mình không được giải thưởng, chẳng hạn như Philip Roth đã rất nhiều năm có tên trong danh sách ứng cử viên, người vừa chứng tỏ tài năng phi thường của mình bằng cuốn tiểu thuyết thứ chín (Exit the Ghost) trong loạt truyện đồ sộ về nhân vật Nathan Zuckerman, ngay tiếp theo cuốn tiểu thuyết u buồn Indignation.

Mới cách đây vài hôm, Peter Englund, thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, đã phát biểu rằng giải Nobel Văn chương quá mức “eurocentric” (quá thiên vị châu Âu), khiến nhiều người hy vọng vào một kết quả xứng đáng cho nước Mỹ và Philip Roth. Dù sao với quyết định trao giải năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển cũng cho thấy rằng họ không có đầu óc vùng miền và không sợ mang tiếng thiên vị. Điều này càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của một giải thưởng lâu đời.

(Theo TNO)

Các tin khác

Ngày 8-10, LHP quốc tế Pusan (PIFF) lần thứ 14 đã khai mạc tại TP Busan, Hàn Quốc với việc mở màn bằng bộ phim về đề tài chính trị Good Morning President (tạm dịch Xin chào Tổng thống) của đạo diễn nước chủ nhà Jang Jin. Năm nay, LHP được đánh giá là lớn nhất châu Á này sẽ trình chiếu một khối lượng phim kỷ lục, gồm 355 bộ phim đến từ 70 quốc gia trên thế giới trong vòng 9 ngày (từ 8 đến 16-10).

Các diễn viên nhận huy chương vàng tại hội diễn.

Sau 12 ngày diễn ra, “Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009” do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) phối hợp cùng Sở VH-TT-DL TPHCM tổ chức đã bế mạc vào tối 7-10, tại Nhà hát thành phố, TPHCM.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị giao ban của BCH Trung ương Hội Nhà văn Việt Nam vào ngày 6-10 tại Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm triển khai Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới; chủ động quảng bá, giới thiệu thành tựu của đất nước, của nền văn hóa Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Ban giám khảo đã chọn được 60 tác phẩm tham dự triển lãm và 5 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục