Bài hát của Bob Dylan phát tại hội nghị Copenhagen

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/12/2009 | 12:00:00 AM

Liên Hiệp Quốc đã chọn bài hát A hard rain’s a Gonna fall của ca sĩ kỳ cựu Bob Dylan là một trong những bài hát không chính thức của hội nghị thượng đỉnh Copenhagen để phát suốt thời gian diễn ra hội nghị.

Nam ca sĩ kỳ cựu Bob Dylan.
Nam ca sĩ kỳ cựu Bob Dylan.

Một bản thu âm trực tiếp hiếm hoi bài hát trên của Bob Dylan cũng sẽ giới thiệu trong thời gian này.

A hard rain’s a Gonna fall được biết đến như một bài hát thể hiện xuất sắc tâm trạng lo sợ một cuộc chiến tranh hạt nhân. Năm 1962, lúc đỉnh điểm của chiến tranh lạnh, Dylan đã trình diễn bài hát này lần đầu tiên, ngay trước khi Matxcơva dự định thành lập một bệ phóng tên lửa tại Cuba giữa cao trào khủng hoảng của mối quan hệ Mỹ - Xô viết (cũ). 

Giờ đây, A hard rain's A Gonna fall được dùng để diễn tả nỗi lo sợ của thế hệ ngày nay trong cuộc sống phập phồng vì những thảm họa thiên nhiên luôn chực chờ. Biên tập viên cao cấp David Fricke của tạp chí âm nhạc The Rolling Stone nói sức mạnh có giá trị toàn cầu nằm trong ca từ của bài hát. “…Tôi bước đi ở giữa bảy khu rừng trầm buồn; tôi thoát ra từ một tá đại dương chết; tôi đã nghe thấy tiếng gầm của cơn sóng có thể nhấn chìm cả thế giới… Tất cả những hình ảnh đó thuyết phục như một bản tin mới vừa tường thuật cách đây bốn phút vậy”.

Bài hát A hard rain's a Gonna fall là nguồn cảm hứng để nhiều nghệ sĩ khác thể hiện lại. Một trong những người bị ảnh hưởng sâu sắc là nhiếp ảnh gia về môi trường của LHQ Mark Edwards. Anh đã sáng tác bài trường ca Hard rain khi được những người du mục Tuareg cứu sống lúc đang lạc đường trên sa mạc Sahara.

Edwards lý giải: “Những điều Dylan chỉ cho chúng ta trong bài hát là nhấn mạnh vào khía cạnh hiểm họa từ việc môi trường bị tàn phá. Sự nghèo đói, dân số tăng nhanh, ô nhiễm… Nếu chúng ta muốn giải quyết tận gốc vấn đề thay đổi khí hậu, chúng ta phải có một cái nhìn toàn cảnh về nó và hành động một cách tổng thể.”

Vẫn có nhiều ý kiến hoài nghi và phản đối sự lựa chọn này của Liên Hiệp Quốc, nhưng bài hát của Bob Dylan đã rõ ràng như một bản cáo trạng về tình hình môi trường hiện tại.

David Fricke khẳng định: “Điều đó sẽ thật sự diễn ra nếu chúng ta không nhìn nhận đúng mức. Cơn mưa nặng hạt không chỉ “sẽ” rơi, nó đã bắt đầu rồi mà chúng ta chưa quan tâm đấy thôi”.

(Theo TTO)

Các tin khác

Đêm chung kết toàn quốc thứ 2 Sao Mai 2009 phong cách nhạc dân gian vừa diễn ra tại Nhà hát Sao Mai (TP Tuy Hòa, Phú Yên) tối 6-12 với sự tham gia của 9 thí sinh (4 thí sinh khu vực phía Bắc, 3 thí sinh khu vực miền Trung và 2 thí sinh của phía Nam).

Lịch 2010 tràn ngập các quầy văn hóa phẩm.

YBĐT - Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2009, nhiều cửa hàng ở thành phố, thị xã, thị trấn đã bày la liệt các ấn phẩm lịch để chào đón năm 2010. Nhiều cửa hàng kinh doanh văn hoá phẩm đã dành những vị trí trang trọng, dễ nhìn nhất để bày lịch. Vì vậy, các cửa hàng màu đỏ tươi là gam màu chủ đạo với các hình hoa văn, hoa đào, hoa mai và nhất là cách điệu “ông ba mươi” của năm Canh Dần - 2010.

Nghệ nhân Eikou Sumara giới thiệu nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Ngày 5/12, tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội phối hợp với Hội đồng hòa bình và phát triển hữu nghị Nhật-Việt tổ chức giới thiệu nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Nhật Bản) tới nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế tại Hà Nội.

YBĐT - Người con gái Thái vùng Mường Lò đã nổi tiếng với vẻ đẹp đằm thắm, nước da trắng ngần và nụ cười rạng rỡ như nắng sớm. Nhưng có lẽ cũng ít người biết được rằng ẩn sau đó là cái nết rất riêng của con gái Thái. Dù cuộc sống hiện đại đã đến các bản làng của người Thái, nhưng con gái Thái từ lúc 12-13 tuổi đã bắt đầu việc làm chăn đệm để đến khi về nhà chồng sao cho đủ mỗi người trong gia đình chồng được đôi đệm. Đôi đệm bông lau ngoài gửi gắm tình cảm của cô dâu mới giành cho gia đình chồng, còn thể hiện được cái nết na đảm đang của người con gái Thái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục