Ngày thơ Việt Nam 2010 sẽ được tổ chức quy mô lớn
- Cập nhật: Thứ sáu, 22/1/2010 | 7:56:49 AM
YBĐT - Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, "Ngày thơ Việt Nam 2010" năm nay sẽ được tổ chức với qui mô lớn hơn, địa điểm tổ chức nhiều hơn ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế…
Nhìn lại Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam, tại cuộc họp báo chiều 20/1 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: Hội nghị mang tầm Nhà nước, là bước mở đầu cho việc quảng bá văn học Việt Nam ngày càng lớn hơn. Nhiều nhà văn, dịch giả nước ngoài đã bày tỏ suy nghĩ của họ là, nhờ dự hội nghị mới được biết đến một nền văn học Việt Nam phong phú, đa dạng và hấp dẫn đến thế.
Tuy nhiên, để văn học Việt Nam ngày càng được biết nhiều hơn trên thế giới, tới đây, Hội Nhà văn sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động quảng bá các tác phẩm của các nhà văn Việt Nam nhiều hơn.
Một trong các hoạt động đó là Ngày thơ Việt Nam 2010 xuân Canh Dần 2010 sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu năm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia 2010, vì thế, theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, "Ngày thơ Việt Nam 2010" năm nay sẽ được tổ chức với qui mô lớn hơn, địa điểm tổ chức nhiều hơn ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế… Mỗi địa phương sẽ được tổ chức với một chủ đề, riêng nhưng đều hướng về Thăng Long - Hà Nội: "Ngày thơ Việt Nam 2010" ở Hà Nội sẽ mang chủ đề "Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội", ở TP. Hồ Chí Minh sẽ là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long" và tại Huế sẽ là "Từ cố đô nhớ về cố đô"…
Vì là sự kiện chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, "Sân thơ trẻ" sẽ có nhiều nét mới. Thay vì một sân khấu như mọi năm, "Sân thơ trẻ" xuân Canh Dần sẽ được tổ chức ở 3 góc với 3 chủ đề: thơ truyền thống, thơ sắp đặt và thơ trình diễn với những đường link, các poster để tạo nên các phố thơ… Để tạo sự phong phú cho "Sân thơ trẻ", cùng với các cây bút trẻ, năm nay sẽ có các nhà thơ của thế hệ hậu chiến như Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Quý… tham gia.
(Theo VOV)
Các tin khác
Sáng 20-1, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và UBND TP Hà Nội đã chính thức công bố dự án “Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội”.
Câu chuyện bắt đầu từ năm Trinh Quan đời Đường. Được phong là tài nhân bên cạnh Đường Thái Tông, Võ Mị Nương sau mười năm sống âm thầm lặng lẽ trong cung, cuối cùng cũng có được cơ hội nhìn thấy Đường Thái Tông. Cũng kể từ lần Thái Tông xuất hiện trở lại Mị Nương và thái tử Lí Trị ngày càng trở nên thân mật hơn.
Ngày 19/1, ông Trần Văn Túy - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh đang tiến hành các bước xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia cho nghề tranh Đông Hồ để đệ trình UNESCO trong năm 2011.
YBĐT - Ở không xa thành phố Yên Bái nhưng xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên) tuyệt đại đa số là dân tộc Tày. Già làng kể lại rằng, chẳng cứ Đông Bắc hay Tây Bắc, cứ ở đâu có đông người Tày sinh sống là lễ hội đầu tiên của một năm mới là “Lễ hội Lồng Tồng”.