Ra mắt bộ sách "100.000 năm làm đẹp của thế giới" tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/3/2010 | 7:50:58 AM

Đây cũng là bộ sách đầu tiên trên thế giới nghiên cứu kỹ lưỡng về đề tài này trong 100.000 năm.

Bộ sách gồm 5 tập mang tên "100.000 năm làm đẹp của thế giới" đã chính thức ra mắt tại Hà Nội. Công trình tập hợp những nghiên cứu về làm đẹp của nhân loại trong từng thời kỳ và ở nhiều nền văn minh khác nhau.

Có thể nói bộ sách này đóng góp, chia sẻ nhiều kiến thức thú vị về làm đẹp với độc giả trên khắp thế giới. "100.000 năm làm đẹp của thế giới" được sắp xếp theo hình kim tự tháp, 5 tập sách tương ứng với 5 giai đoạn của lịch sử quá trình tìm kiếm cái đẹp của con người từ thời kỳ tiền sử, cổ xưa, cổ điển, hiện đại và xu hướng tương lai.

Sách do nhà xuất bản Gallimard phát hành trên toàn cầu bằng 2 ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. 300 nhà nghiên cứu nổi tiếng từ 35 nước trên thế giới cùng các chuyên gia của lĩnh vực nhân chủng học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, triết học, lịch sử, tâm lý, các nghệ sỹ, nhà phê bình nghệ thuật đã đóng góp tâm huyết, tri thức để hoàn thành bộ sách này.

(Theo VOV)  

Các tin khác

YBĐT - Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp

Nét duyên thiếu nữ (Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Đọc câu mở đầu “Tiếng sáo chênh vênh vách đá/Lửng lơ dừng ở lưng đèo”, đã thấy cảnh miền núi hiện ra trước mắt. Tác giả đã chọn hình ảnh tiêu biểu rất đặc thù để khắc họa khung cảnh chứa chan thơ mộng.

Trong những năm gần đây, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, duy trì và từng bước phát triển. Trong đó, nghề thổ cẩm truyền thống ở xã vùng cao Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Những sản phẩm thổ cẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống với những tấm vải đủ mầu sắc, hoa văn độc đáo mang đậm nét truyền thống văn hoá với mẫu mã được lấy nguồn từ cuộc sống và cách điệu tạo nên những hoa văn sặc sỡ, công phu, giàu tính sáng tạo thông qua những đường nét trên trang phục. Chất liệu của sản phẩm được làm ra cũng từ những loại cỏ cây gần gũi với đời sống của bà con.

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngày 9-3, ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cho biết, trong hội nghị thường niên của Ủy ban UNESCO vừa họp tại Macau, Trung Quốc, bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tôn vinh là di sản tư liệu thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục