Cấm đốt đồ mã nhưng không cấm sản xuất

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/4/2010 | 8:25:56 AM

Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thay thế cho nghị định 56 (ban hành năm 2006).

Các hình nhân bằng giấy xanh đỏ tím vàng giăng kín lòng di tích, kín cả ngai thờ, bệ thờ đền Bạch Hạc, Phú Thọ.
Các hình nhân bằng giấy xanh đỏ tím vàng giăng kín lòng di tích, kín cả ngai thờ, bệ thờ đền Bạch Hạc, Phú Thọ.

Theo dự thảo, mức phạt tối đa đối với tất cả các hành vi sẽ tăng từ 30 triệu lên đến 40 triệu đồng. Dự thảo mới cũng quy định chi tiết và rõ ràng hơn hoạt động nào trong lĩnh vực văn hóa sẽ bị xử phạt.

Đáng chú ý tại điều 18 (mục 3) nói về các vi phạm quy định nếp sống văn hóa của dự thảo mới, các cơ quan phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi đốt đồ mã nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa và những nơi công cộng khác.

Xung quanh quy định cấm đốt đồ mã trong dự thảo mới, ông LÊ ANH TUYẾN (vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) cho biết:

Ngoài việc cấm đốt đồ mã tại các lễ hội, di tích lịch sử văn hóa và nơi công cộng, dự thảo nghị định mới còn quy định mức xử phạt 1-3 triệu đối với hành vi: tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, bóc quẻ. Tuy nhiên, về khái niệm lên đồng, một số nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định lên đồng hay hầu đồng đều là một và là một hoạt động tín ngưỡng dân gian. Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, lên đồng hay hầu đồng là một nghi thức không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần...

- Trong hiến pháp cũng như các văn bản của Chính phủ đều có phần nói về việc bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu. Nghị định 103 Chính phủ mới ban hành ngày 6-1-2009, trong phần quy định các hoạt động văn hóa cũng cấm mê tín dị đoan.

Trong văn bản pháp luật có hai khái niệm đồ mã và vàng mã, đó là hai khái niệm có nội dung khác nhau. Vàng mã là những đồng tiền, giấy vàng đỏ..., đốt vàng mã là tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời. Nhưng trong cơ chế thị trường, người ta sinh ra quan niệm trần sao âm vậy, từ đó mới bắt đầu sản xuất các loại hàng mã như: nhà tầng, biệt thự, xe máy, ôtô, thậm chí cả... osin giúp việc. Những cái đó thể hiện sự mê tín.

Trên đường phố, nhiều người cứ mang nhà lầu xe hơi bằng giấy ra đốt, vừa lãng phí vừa gây phản cảm. Những hành vi như vậy phải được ngăn chặn.

* Như vậy dự thảo mới cũng chỉ cấm ở các di tích văn hóa, các điểm công cộng chứ không cấm đốt ở gia đình?

- Một số hoạt động trong gia đình không cấm nhưng ở nơi công cộng thì cấm. Đốt đồ mã trong gia đình chỉ gây lãng phí cho gia đình, ảnh hưởng đến nhận thức của gia đình, tác động ít đến xã hội thì cũng chưa phạt đối với các trường hợp đó. Có người nói tính khả thi của quy định này thấp, nhưng thấp còn hơn không. Hơn nữa, tính khả thi đến đâu còn phụ thuộc bộ máy, những người thực hiện và nhận thức của xã hội.

* Những người soạn dự thảo có tính đến việc cấm sản xuất đồ mã hay không?

- Hiện tại chưa cấm sản xuất đồ mã. Vì bây giờ chưa cấm đốt trong các gia đình nên cũng chưa tính đến cấm sản xuất.

* Nhưng có cung khắc sẽ có cầu?

- Thì bây giờ mình đã cấm đốt trong gia đình đâu. Nhưng nếu hạn chế cầu thì cung ắt sẽ giảm. Nếu người dân tôn trọng quy định của luật pháp thì không đốt ở những nơi công cộng, di tích văn hóa, lễ hội. Từ đó, nhu cầu về đồ mã sẽ giảm. Muốn điều chỉnh thì phải điều chỉnh ở chỗ đó. Nó cũng phải là một quá trình hướng dẫn lâu dài chứ không thể nói một sớm một chiều được đâu.

(Theo TTO)

Các tin khác
Các nghệ sĩ trẻ của Liên đoàn xiếc Việt Nam.

Một liên hoan với những phần biểu diễn từng đạt thành tích cao trong nước và quốc tế sẽ diễn ra vào hai ngày 12-13/4 tại rạp xiếc Trung ương (Hà Nội).

Trao bằng công nhận Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản tư liệu thế giới

Sáng 7-4, lễ đón nhận bằng công nhận Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là Di sản tư liệu thế giới đã diễn ra long trọng tại Hà Nội. Sau Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là Di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

Michael Jackson thời hoàng kim.

Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson và nữ hoàng nhạc soul Aretha Franklin hôm qua (4-4) được công bố sẽ có tên trong Bảo tàng Apollo Theatre Legends Hall of Fame của nhà hát cùng tên tại New York, nơi gắn liền với sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ da màu Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục