Người bị cụ rùa Hồ Gươm "vật"

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/4/2011 | 9:33:12 AM

Chuyện một vị giáo sư đạo mạo phải xin lỗi ông giáo về hưu Lưu Đức Ngò (thường được gọi là Ngò “rùa”), người chuyên bán ảnh rùa Hồ Gươm lấy tiền làm từ thiện có lẽ ít ai biết.

Ông Ngò (trái) hướng dẫn khách du lịch nước ngoài cách nhận biết rùa Hồ Gươm qua ảnh.
Ông Ngò (trái) hướng dẫn khách du lịch nước ngoài cách nhận biết rùa Hồ Gươm qua ảnh.

Cuộc chiến xung quanh cụ rùa
'Có người nói Hồ Gươm có 6 cụ rùa!'
Rùa Hồ Gươm là 'cụ bà' hay 'cụ ông'?
Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại!
Nhiều người thấy 2 cụ rùa nổi cùng lúc

“Thích rùa cả hay rùa út, cứ 5 nghìn một cụ”. Thoạt nghe thấy phát hoảng, rùa Hồ Gươm - một bảo vật, niềm tự hào Thăng Long mà bị rao bán như thế thì... Nhưng lại gần xem mới biết là người ta rao bán ảnh chụp rùa Hồ Gươm.

“Thủ phạm” của lời rao ấy là ông giáo già về hưu Lưu Đức Ngò, người tự nhận là đại diện, phát ngôn viên cho “hội đồng rùa Hồ Gươm”. Mối lương duyên của ông Ngò với rùa Hồ Gươm như một câu chuyện thần thoại bảng lảng trên sương khói hồ Lục Thuỷ...ư

Bị rùa “vật”

Ông giáo già quê gốc Hưng Yên ngày ngày đi qua Hồ Gươm không nghĩ rằng có một ngày rùa Hồ Gươm lại chọn ông. Hôm ấy là 9.10. 2002, trước ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô, bất chợt ông Ngò nhìn thấy rùa Hồ Gươm nổi trên mặt hồ chỉ cách nơi ông đứng 3m.

Không vội vàng, rùa thong thả khua chân tay dạo qua dạo lại như để chờ ông Ngò lắp phim vào con máy ảnh cũ mèm xong, chọn góc độ và chụp. Ngày hôm sau, bức ảnh chụp rùa được người qua lại Bờ Hồ xúm xít tranh nhau xem.

Một ý tưởng nảy sinh, ông Ngò ra hồ thắp hương xin được rửa ảnh chụp “cụ” ra hàng loạt và đạp xe đem bán rong. Ngay trong ngày đầu, số tiền mà ông thu về từ những bức ảnh ấy được hơn 3 triệu đồng.

Đội nắng đội mưa, ông Ngò mang chân dung các cụ đi khắp các nẻo đường để bán, và cũng từ ấy, các cụ rùa trở thành “mẫu” cho ông Ngò chụp ảnh. Sau hơn 8 năm, các tấm ảnh về những lần rùa Hồ Gươm lên mặt nước dạo chơi đã lên tới con số vài trăm, các “cụ” cũng đã “đóng góp” trên trăm triệu đồng cho các quỹ từ thiện.

Một “hợp đồng” lạ lùng giữa ông Ngò với rùa Hồ Gươm ra đời: Bán được bao nhiêu ông giữ một nửa vì còn phải lo cơm áo tương cà. Rùa không trà thuốc, chẳng bia rượu cũng không phải biếu xén lễ lạt ai, thì nửa số tiền ông xin mang đi làm từ thiện...

Đội nắng đội mưa, ông Ngò mang chân dung rùa Hồ Gươm đi khắp các nẻo đường để bán, và cũng từ ấy, rùa Hồ Gươm trở thành “mẫu” cho ông Ngò chụp ảnh.

Sau hơn 8 năm, các tấm ảnh về những lần rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước dạo chơi đã lên tới con số vài trăm, các “cụ” cũng đã “đóng góp” trên trăm triệu đồng cho đủ các loại quỹ từ thiện từ Nam chí Bắc. Hiển nhiên, bản “hợp đồng” thiếu hẳn phần chế tài và sự giám sát kia cũng khiến nhiều người nghi ngờ.

Ông Ngò thật thà: “Vì thế, có lần tôi định ăn gian đấy. Số là, khi tôi đi bán ảnh rùa thì có người lại hỏi mua các loại ảnh chụp Văn Miếu, chùa Một Cột, Lăng Bác… Tiền bán những bức ảnh này thì mình “tham” nên không chia đôi để góp quỹ từ thiện vì mình nghĩ: Ảnh rùa Hồ Gươm thì chia đôi, còn ảnh khác thì mình cứ “xơi” cả. Hình như các “cụ” ấy biết, nên “vật” cho tôi một phát, nằm liệt mất cả buổi, khiếp quá. Lừa người được, lừa mình cũng được, nhưng lừa các “cụ” thì liệu chừng!”.

“5 anh em siêu nhân”

Mấy ngày gần đây, sau khi một “cụ” rùa đã được người ta đưa vào bể để chữa trị thì vẫn thấy mấy vệt tăm lớn trên mặt nước Hồ Gươm. Xem tất cả các bức ảnh về rùa Hồ Gươm của ông Ngò mới thấy việc tìm kiếm thêm các cá thể rùa nữa là có lý.

Qua ảnh của ông Ngò thì có ít nhất 5 “cụ” ở Hồ Gươm. Đặc điểm rõ ràng: Rùa cả sống mũi nhô cao, rùa hai có cục thịt thừa trên đầu, rùa ba thì hàm dưới bị sứt, rùa bốn trên đầu có đốm trắng hình tròn, rùa năm có đầu màu vàng.

Thật ra, tình yêu với rùa Hồ Gươm của ông Ngò cũng có sự cực đoan. Nhưng yêu phải cực đoan, nó mới hay. Yêu nhau mà dẫn đến chỗ chết người là cực đoan nhưng có ai dám bảo tình yêu Romeo - Juliet là không đẹp đâu.

Ông Ngò kể, có lần ông vô tình đọc được trên báo ý kiến của GS Hà Đình Đức, rằng rùa Hồ Gươm chỉ có 1... Bức xúc, ông đã mang ảnh đến tận nhà, tận trường nơi GS Đức giảng dạy, cả thảy 3 lần đều không có hồi âm dù lần nào ông Ngò cũng cẩn thận để lại bức thư nội dung tóm lược như sau: Thưa GS! Tôi có một số tư liệu về các cụ rùa, muốn cung cấp cho GS vì với tôi thì các bức ảnh ấy chỉ có giá trị kinh tế, GS có kiến thức sâu rộng, vì vậy những bức ảnh này có lẽ sẽ có giá trị hơn cho mọi người, cho GS và cho các cụ rùa nếu GS để tâm...

Chẳng một lần hồi âm cho ông Ngò, khi có người hỏi thì nhà nghiên cứu tuyên bố trên báo rằng: “Tôi không tranh luận!”. Chính vì thế, thời gian vừa rồi, vét sạch cả tiền, ông Ngò quyết mở dăm cái triển lãm nhỏ ảnh rùa Hồ Gươm để bà con biết rõ hơn. Đông nườm nượp! Tây ngơ ngác đã đành, dân ta cũng há hốc mồm: “Ơ hay! GS “rùa” bảo chỉ còn một “cụ” thôi cơ mà. Chả nhẽ có hẳn mấy “cụ” thế này...”. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ đành dành cho các “cụ” rùa.

Giáo sư phải xin lỗi

Về chuyện có 5 hay 1 rùa tại Hồ Gươm thì chính GS Hà Đình Đức đã phải xin lỗi ông Ngò. Chuyện là thế này, một chiều chớm thu lành lạnh mà ông Ngò mặt đỏ gay, mồ hôi đầm đìa (vì đạp xe) lên tòa soạn Báo NTNN gặp tôi. Rồi như liên thanh, ông bảo: “Bác GS Hà Đình Đức xúc phạm tôi thế này, anh bảo thế có được không?”.

Loanh quanh có mỗi chuyện ông Ngò bảo có ít nhất 5 “cụ” rùa Hồ Gươm, GS Đức bảo: “Mỗi cụ!”, thế là cãi nhau. GS lại còn lên báo bảo nhà người ta vốn là giáo viên dạy văn hẳn hoi rằng: “Phát biểu ba lăng nhăng”, “Nhảm nhí”...

Uất ức, không cãi lại được vì không phải nhà khoa học, ông Ngò lên hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo: Kiện ra toà! Tội xúc phạm người khác. Ngay chiều hôm ấy, ông Ngò hớn hở lên cơ quan báo với tôi: “Tòa án Nhân dân quận Hai Bà Trưng nhận đơn kiện rồi, tôi vừa nộp 50.000 đồng án phí xong”.

GS Đức chắc cũng e ngại về danh dự khoa học một đời của mình, chưa kể nếu thua kiện mà ông Ngò lại chơi bài “Tổn hại uy tín của em, em bị thất thu vì mọi người tin lời bác không mua ảnh cụ rùa của em nữa, bác phải đền...” thì càng mệt hơn. Vì những lẽ ấy nên mới có cuộc gặp mặt lịch sử ngày 29.8.2007, ông Đức xin lỗi ông Ngò, bằng văn bản hẳn hoi. Họ lại còn bắt tay nhau chụp ảnh kỷ niệm...

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Thiếu nữ dân tộc Xá Phó

YBĐT - Xá Phó là một trong 13 dân tộc bản địa của tỉnh Yên Bái, là thành phần của 30 dân tộc anh em cùng cư trú lâu đời trên mảnh đất giàu bản sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống. Người Xá Phó thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến.

70 tập phim tập trung khai thác hình tượng Thái tổ Lý Công Uẩn khi là vị tướng cầm quân đi dẹp loạn Đinh Đỗ Hoàn ở Châu Lai Hà.

Đài truyền hình ITV của Anh mới đây đã tuyên bố họ sẽ quay bản truyền hình cho bộ phim "Titanic" để kỷ niệm 100 năm sau sự cố chìm con tàu hoàng gia Titanic.

Hình ảnh đẹp mắt quen thuộc tại Festival Diều quốc tế Vũng Tàu.

Từ ngày 7-11/4, Festival Diều nghệ thuật quốc tế lần thứ 3 sẽ diễn ra tại bãi biển Paradise và bãi biển Thùy Vân, Vũng Tàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục