Văn minh trà Việt

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2012 | 7:34:03 AM

Không chỉ là công trình nghiên cứu thuần túy, Văn minh trà Việt là một công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa và phong tục người Việt.

Lâu nay mọi người thường hay nhắc đến cụm từ Văn minh trà Việt, nhằm khẳng định dân tộc ta có một nền văn hóa trà độc đáo... Một bất ngờ đầy thú vị, vừa qua, lần đầu tiên, cụm từ Văn minh trà Việt được nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng (TPHCM) đưa ra trình bày sinh động với đầy đủ những chứng cứ khảo cổ, lịch sử, văn bản và thư tịch cổ... Và, một sự tôn vinh rõ ràng: Việt Nam có nền văn minh trà sớm nhất thế giới và cũng là “cái nôi” chè của thế giới.

Khổng Tử (551-479 TCN) đã cho thấy nguồn gốc trà không xuất xứ từ Trung Hoa: “Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây lấy trong rừng gọi là trà”. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của nhà bác học người Liên Xô (cũ), Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô K.M Djemmukhatze, chỉ ra cho công chúng thấy: “Cây trà vùng Vân Nam, Trung Quốc là loại hình tiến hóa sau cây trà Việt Nam”. Và, điều quý giá được phát hiện là: “Vùng trà hoang dã gần đồng nhất với cái nôi của cây lúa nước”. Từ phát hiện làm đảo lộn quan niệm trên thế giới đến sự việc đổi tên khoa học của trà: Thea Sinensis sang Thea Wietnamica, đã khẳng định rõ ràng cây trà và văn hóa trà Việt có sớm nhất thế giới.

Cuộc tọa đàm mới đây tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, với nhiều nhà nghiên cứu, học giả, sử gia... về văn minh trà Việt; cùng sự ra mắt tập sách - công trình nghiên cứu trong hơn 10 năm của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, mang tên: Văn minh trà Việt, được nhà xuất bản Phụ Nữ, Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức, khẳng định chắc chắn nền văn minh trà sớm nhất thế giới của Việt Nam. Cuốn sách đưa người đọc lần lượt khám phá một cách hệ thống, công phu qua các chứng cứ suốt hành trình lịch sử 4.000 năm của người Việt: Cội nguồn Trà Việt từ góc độ cương thổ - địa lý; cội nguồn Trà Việt qua truyền thuyết và tư liệu lịch sử; cội nguồn Trà Việt qua các thư tịch cổ; cội nguồn Trà Việt qua các vùng trà cổ hoang dã, di chỉ khảo cổ; nghệ thuật thưởng thức trà; văn hóa, tập tục uống trà; trà cụ; trà nghiệp...

Không chỉ là công trình nghiên cứu thuần túy, Văn minh trà Việt là một công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa và phong tục người Việt.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Trong bức tranh Redhead Girl (Cô gái tóc đỏ), họa sĩ đã chép lại dựa trên tấm hình của nhiếp ảnh gia người Nga Kristina Taraina, sử dụng 6 chiếc bút bi màu khác nhau và vẽ trong tổng cộng 30 tiếng đồng hồ mới hoàn tất.

Thoạt nhìn, nhiều người có thể nghĩ đây là những bức ảnh nhưng chúng thực chất là những bức tranh, có lẽ là những bức tranh đẹp nhất thế giới được vẽ bằng bút bi.

Không khí ngày Tết độc lập tràn ngập nơi nơi, cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp phố phường, đường làng, ngõ xóm trong cả nước.

Tối 1-9, tại Quảng trường Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc), UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Báo Nhân dân và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức trọng thể chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”, nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Có mặt tại đêm chung kết Cuộc thi hát Kpop 2012, chúng tớ đã bị 'choáng' bởi những bản cover Kpop cực đỉnh!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục