Trao 7 kỷ lục châu Á cho Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/6/2013 | 7:36:41 AM

Sáng 31.5, ông Biswaroop Roy Chowdhury (người Ấn Độ, Tổng giám đốc Trung tâm kỷ lục châu Á) đến chùa Hội Khánh (Bình Dương) để trao Kỷ lục châu Á cho danh hiệu Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên mái chùa châu Á (tượng dài 52 m, nằm ở độ cao 22,5 m).

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm.
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm.

Chiều cùng ngày tại TP.HCM ông cũng trao bằng cho 3 kỷ lục gia châu Á gồm: NSƯT - đạo diễn Nguyễn Văn Lượng với danh hiệu Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước - con người miền biển đảo nhiều nhất châu Á (từ 1988 đến nay đã thực hiện 221 bộ phim các loại), họa sĩ Trương Hán Minh với danh hiệu Họa sĩ vẽ tranh thủy mặc có số lượng tranh được bán đấu giá để làm từ thiện nhiều nhất (từ 1977 đến nay đã vẽ và bán đấu giá khoảng 200 bức thủy mặc đặc biệt để làm từ thiện), nữ họa sĩ Đặng Ái Việt với danh hiệu Người vẽ chân dung mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất (đã vẽ khoảng 1.000 chân dung và vẫn còn đang tiếp tục).

Một Kỷ lục châu Á khác cũng được trao cho bức tranh Cửu long tranh châu do Công ty sản xuất và kinh doanh đá quý Dũng Tân (Thái Nguyên) sở hữu. Bức tranh gồm 9 con rồng bằng ngọc đang tranh một viên ngọc minh châu. Tranh cao 1,83 m, rộng 2,1 m, dày 35 cm và nặng hơn 2 tấn. Trước đó, ông Chowdhury đã đến núi Cấm (H.Tịnh Biên, An Giang) trao bằng Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á tượng cao 33,6 m đặt trên đỉnh núi cao 710 m) và núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trao bằng Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên đỉnh núi châu Á (tượng dài 49 m).

(Theo TNO)

Các tin khác
Một góc Thư viện Tổng hợp tỉnh Yên Bái còn sót lại sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

YBĐT - Tôi muốn đưa tới người xem hai bức ảnh, một là sự “hủy diệt” mà phi công Mỹ đã dã tâm trút xuống thị xã Yên Bái xưa, hai là tấm ảnh “còn lại” của một góc Thư viện Tổng hợp Yên Bái. Hai bức ảnh sẽ tự nói lên điều nhân loại hằng quan tâm: cái ác hại phi nhân tính sẽ mất, cái còn lại là văn hóa, là công sức của nhân dân.

Hai tác phẩm đoạt giải A trong cuộc thi ý tưởng thiết kế kiến trúc tháp Hùng Vương.

Ngày 30-5, tại Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức trao giải cuộc thi ý tưởng thiết kế kiến trúc tháp Hùng Vương lần thứ hai. Trong 39 phương án đủ điều kiện dự thi, Ban tổ chức đã chấm điểm và lựa chọn được hai phương án đạt giải A và sáu phương án đạt giải khuyến khích.

“Cánh diều tuổi thơ” - tập thơ dành cho trẻ em của Nông Quang Khiêm.

YBĐT - Nhà thơ Nông Quang Khiêm dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở thôn Cà Lồ, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, Yên Bái. Anh tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, hiện là hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái. Anh đã xuất bản 2 tập sách viết về thiếu nhi: "Cánh diều tuổi thơ" và "Rừng Pha Mơ yêu dấu".

Một bộ đàn đá. Ảnh minh họa. (Nguồn: cinet.gov.vn)

Sinh ra và lớn lên trong không gian văn hóa đậm bản sắc của dân tộc M’Nông khiến niềm say mê văn hóa dân gian M'nông, trong đó có đàn đá ăn sâu vào Phạm Văn Phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục