“Ru ún” trong dân ca Mường
- Cập nhật: Thứ hai, 17/6/2013 | 2:37:51 PM
YBĐT - Tìm hiểu, nghiên cứu hát Mường ở Văn Chấn - Mường Lò cho thấy không khác biệt là mấy so với dân ca các vùng miền có cộng đồng người Mường sinh sống như ở Phù Yên (Sơn La), ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa hay bắc Nghệ An…
|
Nói về dân ca Mường có thể tạm chia làm 4 loại. Thứ nhất là loại hát phong tình (giao duyên) bà con gọi là “đang”, có nơi gọi là “rang”, thứ hai là loại hát “ru” (Ru ún tức là ru con), thứ đến là hát “giáo bùa” rồi đến hát “mỡi”.
Ru ún là loại hát ru con, hấp dẫn và đặc sắc bởi những âm điệu cũng như tiết tấu cùng lời ca độc đáo, đậm chất thi ca. Một trong những thể loại dân ca phổ biến của người Mường.
“Ru ún” của dân tộc Mường cũng lại có 3 loại. Loại ru con ban ngày. Loại ru con ban đêm và loại ru con không những hát vào lúc ru mà còn hát lúc thường. Người hát lúc này chủ ý mượn lời ca mà nói đến tình cảm nào đó của mình (theo cách hiểu thời nay là “bức thông điệp” gửi đến người nghe mà thôi).
Trước hết ngôn ngữ Mường gần giống tiếng Kinh, nên ta nghe cũng có thể đoán được ý hoặc chỉ cần chú thích một vài tiếng là hiểu. Bản nhạc “ru ún” trong bài này là loại ru ban ngày. Chúng gần một số giai điệu cơ bản. Giai điệu đó trầm bổng, luyến láy, đôi khi do yêu cầu lời hát mà thay đổi nhanh, chậm, nhiều, ít, âm nhấn âm hoa mỹ. Hết câu đều đổ về cùng một cao độ (trong ngũ cung). Vậy nên xẩy ra cao độ của nốt nhạc ngược với dấu giọng lời ca. Một số tiết, phách vì thế biến hóa, nhịp tự do không theo ký âm pháp phương tây.
Ví dụ trong ru ún (ru con ban ngày)
Già ới ơ, già ơi dờ hời / già ơi ơ ơ gia ơ hời / No ăn cho khăm khẻ ơ hời / tảy ti già ơi dơ hời / A tảy ti cho lô lô hời.
Dịch ý: Bồng bống bang bồng bống bống ru hời / Bồng bống bang bang ngủ đi hời / Ủa cái bống ăn no ngủ ngoan ru hời/ Ngủ đi cho mẹ ra đồng / Bống ăn no, ngủ đi ru hời.
Còn ru con bất cứ lúc nào (loại 3) thường mượn lời trong ca dao để dãi bày ý nghĩ, tình cảm nào đó để mọi người hiểu “bầu tâm sự” của người hát, người mẹ: “Bồng bồng con nín con ơi / dưới sông cá lội, trên trời chim bay / ước gì mẹ có mười tay / tay kia bắt cá, tay này bắt chim / Một tay chuốt chỉ luồn kim / Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau / một tay ôm ấp con đau / một tay vo gạo, tay cầu cúng ma / một tay khung cửi guồng xa / một tay bếp nước cửa nhà nắng mưa / một tay đi củi muối dưa / tay còn để lạy, bẩm thưa đỡ đòn / bồng bồng con ngủ cho say / dưới sông cá lội, chim bay trên trời”.
Vậy đấy, người mẹ có bao việc phải làm cho con và gia đình. Mượn hát ru để mọi người thấy nỗi lo toan cũng như điều khát vọng thầm lặng của mình. Sâu sắc, độc đáo và cũng kỳ lạ làm sao?
“Ru ún” là những khúc dân ca Mường đậm chất thi ca. Ta tìm thấy nơi đó những người mẹ nặng trĩu tình yêu bao la dành cho con trẻ, dành cho hạnh phúc gia đình. Những người mẹ như bao mẹ khác trong cộng đồng các dân tộc tỉnh nhà, vô tận như suối rừng ngàn lau.
Bùi Huy Mai
Các tin khác
Với 113,1 triệu USD, bộ phim “Man of Steel” đạt doanh thu cao nhất tại phòng vé Bắc Mỹ trong tuần đầu ra rạp.
Tối 16/6, tại Campuchia, Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 37 tại trụ sở chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Triển lãm Tài liệu Hán - Nôm, tư liệu gốc và tư liệu phục chế đang diễn ra tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, kéo dài đến ngày 19-6.
Các thí sinh cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã có buổi đi thăm thánh địa Mỹ Sơn, ai cũng tỏ ra hồ hởi vì đa số lần đầu được đến với mảnh đất huyền thoại này.