Thí sinh Hoa hậu Dân tộc duyên dáng trong trang phục truyền thống và dạ hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2013 | 1:40:50 PM

Sau phần thi bikini, tối 19/6, các thí sinh Hoa hậu Dân tộc 2013 đã hoàn thành tiếp 1 phần thi quan trọng là trang phục truyền thống và trang phục dạ hội.

Các thí sinh trong phần thi trang phục truyền thống và dạ hội.
Các thí sinh trong phần thi trang phục truyền thống và dạ hội.

Phần thi trang phục truyền thống và dạ hội diễn ra tại sân khấu Sunrise Hội An Beach Resort.Trong phần thi trang phục dân tộc truyền thống, các thí sinh đã mang tới một vườn hoa của những sắc màu văn hoá truyền thống dân tộc.

Xuất hiện trong cùng trang phục áo dài, nhưng các thí sinh dân tộc Kinh vẫn tạo cho mình bản sắc riêng với chiếc áo dài được đầu tư công phu. Đặc biệt, rất nhiều thí sinh đã chọn hoạ tiết hoa sen cho chiếc áo dài của mình, cũng như chọn sen là đạo cụ cho phần thi trang phục truyền thống. Hội An đang là mùa sen và những đoá sen Hội An cũng đang vào thời điểm nở đẹp nhất, đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của các thí sinh.

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Anh (SBD 04), hiện là sinh viên ĐH Mở Hà Nội, đã chọn chiếc áo dài in hình những bông hoa sen vàng, với đoá sen được kết trên chiếc mấn khá độc đáo, tôn lên khuôn mặt như trăng rằm của cô gái xứ Thanh. Thí sinh Nguyễn Thị Loan (SBD 30) (từng lọt top 5 Hoa hậu Việt Nam) cũng chọn chiếc áo dài in hình hoa sen tha thướt, thật sự làm nổi bật chiều cao 1,74m. Trần Thị Bé Ngọc (SBD37), sinh viên CĐ Kinh tế TP.HCM chọn chiếc áo dài trắng với hoạ tiết hoa sen. Bó sen xứ Quảng mà cô chọn làm “đạo cụ” cho phần trình diễn trang phục dân tộc cũng đã góp phần tôn lên vẻ duyên dáng của cô gái đến từ Sóc Trăng.

Cũng chọn hoa, nhưng với “lợi thế” là một chủ doanh nghiệp hoa tươi của Đà Lạt, Trần Ngọc Nguyên Khánh (SBD 28) lại chọn các loài hoa của Đà Lạt và tự tay kết trên thân chiếc áo dài trắng cũng như chiếc mấn đội đầu của mình. Những bông hoa tim tím, nhỏ xinh làm nổi bật chiếc áo dài và tạo một sắc thái rất riêng cho Nguyên Khánh trong phần thi trang phục dân tộc.

Những thí sinh dân tộc cũng mang tới những sắc thái rất đa dạng cho cuộc thi với những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của dân tộc mình. Thí sinh Hoàng Thị Kiều Anh, SBD 02, dân tộc Hoa, đến từ tỉnh Bắc Kạn, sinh viên ĐH Văn hóa Hà Nội; duyên dáng trong chiếc xường xám nhung với những hoa văn cườm đỏ rực rỡ. Cũng là dân tộc Hoa, nhưng Thoòng Cooc Dinh (SBD 11), “cựu thí sinh” của cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011, lại chọn chiếc váy đỏ với mũ đội đầu và quạt lông - mang dáng dấp của thế kỷ IX cho trang phục của mình.

 
Toàn cảnh đêm thi
Toàn cảnh đêm thi


Lù Thị Bích (SBD 05), dân tộc La Chí, đến từ Hà Giang khiến công chúng phải trầm trồ với bộ trang phục dân tộc La Chí với khăn đội đầu nhung xanh và chiếc nón tre rất đặc trưng. Lò Thị Điểm (SBD 09), dân tộc Lào, đến từ tỉnh Điện Biên, với bộ trang phục Lào do chính tay cô dệt, đã thể hiện sự duyên dáng của mình trong điệu múa Lăm vông nổi tiếng của dân tộc cô. Hàn Thị Diệp, cô gái dân tộc Tày đến từ Thái Nguyên (SBD 10) lại quyến rũ trong bộ trang phục Tày bằng nhung màu xanh và cây đàn Tính trên tay. Hàn Thị Diệp từng tâm sự, cây đàn Tính là một nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày quê hương cô.

Nguyễn Thị Nhung (SBD 38), dân tộc Thổ, đến từ Nghệ An, với thế mạnh là giáo viên âm nhạc đã trình diễn rất “chuyên nghiệp” trong bộ trang phục Thổ đặc sắc với áo chẽn dài tay, váy đen với đuôi váy thổ cẩm có kết cườm lấp lánh.

Luôn trung thành với bộ trang phục dân tộc Ê đê trong các phần thi của mình, thí sính SBD 42 H'Ăng Niê Êđê, sinh viên trường CĐ Sư phạm ĐắkLắk, đã chia sẻ trong phần thi rằng cô mong muốn có thể giới thiệu tới các em nhỏ về những bản sắc văn hoá dân tộc đặc sắc của các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Ê đê nói riêng; nhằm góp phần gìn giữ các văn hoá dân tộc Việt Nam.

Sau phần thi này, BGK sẽ chọn ra người mặc trang phục đẹp nhất. Danh hiệu này sẽ được công bố trong đêm chung kết trao giải 26-6-2013.

* Những hình ảnh trong đêm thi trang phục truyền thống và dạ hội:


Thí sinh Alang Thị Pari
Thí sinh Alang Thị Pari dân tộc Cơ Tu
Thí sinh Đinh Thị Thùy Trang dân tộc H're
Thí sinh Đinh Thị Thùy Trang dân tộc H're
Thí sinh Hàn Thị Diệp dân tộc Tày trong 2 phần thi trang phục truyền thống và dạ hội
Thí sinh Hàn Thị Diệp dân tộc Tày trong 2 phần thi trang phục truyền thống và dạ hội
Thí sinh H'Ang Nie dân tộc Ê-đê ở hai phần thi
Thí sinh H'Ang Nie dân tộc Ê-đê ở hai phần thi
Nguyễn Thị Hải Yến, dân tộc Kinh
Nguyễn Thị Hải Yến, dân tộc Kinh
Nguyễn Thị Loan, dân tộc Kinh từng lọt top 5 Hoa hậu Việt Nam
Nguyễn Thị Loan, dân tộc Kinh từng lọt top 5 Hoa hậu Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Anh, dân tộc Kinh
Nguyễn Thị Ngọc Anh, dân tộc Kinh
Thí sinh Phạm Thanh Thảo
Thí sinh Phạm Thanh Thảo
Thí sinh Thoòng Coọc Đinh, dân tộc Hoa
Thí sinh Thoòng Coọc Đinh, dân tộc Hoa
Thí sinh Trần Ngọc Nguyên Khánh
Thí sinh Trần Ngọc Nguyên Khánh
Thí sinh Trương Thị Ngọc Oanh
Thí sinh Trương Thị Ngọc Oanh

Các tin khác
Cùng với trúc là loài hoa đỗ quyên, hoa đỏ, cây thấp phát triển được trên độ cao từ 3.000 mét trở lên

Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn đã được công nhận là vườn Di sản ASEAN. Khu vườn trên độ cao 2000-3000m luôn hấp dẫn khách du lịch với muôn vàn những loài cây "độc và lạ" quý hiếm.

Họp báo chính thức thông báo việc tổ chức Carnaval nhiệt đới Paris lần thứ 12.

Đoàn Việt Nam sẽ cùng diễu hành với đoàn của các quốc gia và các vùng của Pháp trên chặng đường 4,5km.

Ảnh và chữ viết của nhà thơ Quang Dũng trong bộ sưu tập - Ảnh: Thư viện cung cấp.

Sáng 19.6, Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM khai mạc triển lãm Bộ sưu tập báo chí xuất bản tại Việt Nam trong 40 năm qua (1973 - 2013) do nhà báo Trần Thanh Phương và Phan Thu Hương thực hiện.

Những văn bản sắc phong bản gốc còn nguyên vẹn.

Triển lãm "Tài liệu Hán-Nôm, bản gốc và bản số hóa, phục chế," tổ chức từ ngày 14-19/6, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhân dân và khách du lịch đến xem.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục