8 nhà hát cổ còn tồn tại đến bây giờ
- Cập nhật: Chủ nhật, 7/7/2013 | 9:07:32 AM
Xã hội Hy Lạp cổ ngày xưa vốn sớm đã coi trọng đời sống tinh thần. Ở thời đại đó có rất nhiều nhà hát được xây dưng trở thành các trung tâm nghệ thuật với sự kết hợp của các hình thức như thơ ca, múa, âm nhạc và diễn xuất.
Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm với nhiều biến cố lịch sử, tới nay vẫn còn những công trình nhà hát lớn có vai trò quan trọng đã và đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn để mọi người có thể đến tìm hiểu và thăm quan.
1. Nhà hát Side, Hy Lạp
Di tích nhà hát Side bao gồm một ngôi chùa, cổng thành, và một nhà hát lớn có sức chứa khoảng 15.000 người. Side là một thị trấn nghỉ mát nổi tiếng nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Thành phố này được cư dân Hy Lạp thành lập vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, và là một trong những trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực. Vào năm 25 trước Công nguyên, Side sát nhập vào tỉnh Galatia, và ngày càng phát triển nhờ kinh doanh dầu ô liu và buôn bán nô lệ. Nhà hát đã tồn tại như một điểm văn hóa chính ở thành phố trong suốt nhiều năm, và thu hút nhiều người đam mê thưởng thức nghệ thuật từ khắp nơi trên khu vực Địa Trung Hải. Sau này, phần còn lại của nhà hát được làm đấu trường và thậm chí, trong giai đoạn Kitô giáo bùng nổ, Side còn được sử dụng như một nhà thờ.
2. Nhà hát Bosra, La Mã
Bosra là một thành phố cổ thuộc Syria hiện nay, nằm ở phía Nam Damascus. Đây là một trong những thành phố lâu đời nhất trên trái đất, được đề cập trong các ký tự tượng hình của người Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên. Thành phố bị người La Mã chinh phục vào năm 106 và trở thành thủ đô của La Mã. Nhà hát Bosra được xây dựng ngay sau đó, có sức chứa lên đến 15.000 người. Nhờ có một pháo đài được triều đại Ayyubid xây dựng quanh nhà hát, hiện Bosra là một trong những nhà hát La Mã được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Nhà hát có hệ thống âm thanh tuyệt vời, bục sân khấu cao ba tầng và 35 hàng ghế ngồi.
3. Nhà hát ở Delphi, Hy Lạp
Delphi là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong tôn giáo Hy Lạp cổ đại, nơi có khu bảo tồn và điện thờ Apollo. Ngôi điện thờ này đã được dựng riêng vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Nơi đây còn đóng vai trò quan trọng trong Thế vận hội Pythian. Phần kiến trúc quan trọng của Delphi ngày nay bao gồm: đền thờ Apollo, kho bạc của người Athens, sân vận động, và nhà hát. Nhà hát cổ đại Delphi được xây dựng trên một ngọn đồi, giúp khán giả có thể bao quát khu bảo tồn và cảnh quan ngoạn mục xung quanh nó. Công trình bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và có sức chứa 5.000 khán giả. Mặc dù từng được khai quật và phục hồi, nhà hát này hiện đang ở trong tình trạng hư hỏng nặng, hội trường bị tàn phá, các khối đá vôi bị nứt và bong ra từng mảng, nhiều mảng kiến trúc của nhà hát vẫn còn nằm rải rác trong khu vực.
4. Nhà hát Amman, La Mã
Di tích ấn tượng nhất của Jordan cho đến ngày nay có lẽ là nhà hát, được xây dựng trong thời Antoninus Pius cai trị, có sức chứa 6.000 người. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một phần nhỏ của nhà hát là còn giữ lại. Ban đầu, Amman nằm bên cạnh một dòng suối và con đường lớn, Decumanus Maximus; bây giờ là một cống ngầm và con đường ngày càng nối dài kể từ khi được xây dựng. Một cổng vòm nằm ở phía Bắc sân khấu, đó cũng là lối vào nhà hát, và khách du lịch vẫn có cơ hội khám phá đến tận cuối những năm 1900. Năm 1948, nhà hát trở thành nơi ẩn náu an toàn tạm thời cho hàng ngàn người tị nạn Palestine.
5. Nhà hát Taormina, Hy LạpTaormina là thuộc địa của Hy Lạp, nằm trên bờ biển phía Đông của đảo Sicily. Nhà hát do người Hy Lạp xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Từ nhà hát này, bạn có thể ngắm nhìn những cảnh quan tuyệt đẹp vùng lân cận như: Etna, vịnh Naxos, castelmola, và Địa Trung Hải. Sau đó, nhà hát được người La Mã cải tạo và mở rộng. Ngày nay, Taormina là một trong những nhà hát cổ đại lớn nhất ở Sicily, chỉ đứng sau một nhà hát ở Syracuse. Di tích tuyệt vời này hiện vẫn là nơi tổ chức Taormina Arte, phim quốc tế, nhà hát, và Lễ hội nhảy múa.
6. Nhà hát Orange, La Mã
Được xây dựng dưới thời hoàng đế Augustus trong thế kỷ thứ nhất (sau Công nguyên), nhà hát Orange đã bị đóng cửa bởi sắc lệnh chính thức vào năm 391, do Kitô giáo phản đối vì cho rằng, nhà hát thiếu văn minh. Nhà hát cổ đại này đã được khôi phục vào thế kỷ XIX, và ngày nay nó là nơi tổ chức Chorégies d'Orange, một lễ hội opera mùa Hè. Hướng dẫn miễn phí cung cấp cho du khách thông tin thú vị về các chương trình và đời sống xã hội ở thành phố Provence trong thời La Mã.
7. Nhà hát Epidaurus, Hy Lạp
Nhà hát Epidaurus là nhà hát cổ đại nổi tiếng nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Epidaurus được xem là trung tâm tôn giáo và chính trị của Epidaurus - một thành phố nhỏ bé, núp dưới bóng lớn của những trung tâm mạnh mẽ hơn như: Corinth, Sparta, và Athens. Các cuộc khai quật, bắt đầu vào năm 1880 và được hoàn thành cùng với việc phục hồi trong thế kỷ XX, đã hé lộ kiến trúc hoàn hảo nhất của nhà hát Hy Lạp cổ đại. Epidaurus có 55 hàng ghế, được chia thành 12 dãy ở tầng thấp hơn, và 22 dãy ở phía trên, giúp nhà hát có sức chứa tới 20.000 người. Âm thanh huyền thoại của nhà hát từ lâu đã khiến nhiều người đổ xô vào khám phá. Một số giả thuyết cho rằng, sức gió mang âm thanh, giọng nói được khuếch đại, trong khi những người khác nói rằng bí mật nằm trong các thiết kế của ghế ngồi. Không có lý thuyết nào được chứng minh hoàn toàn, thậm chí sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.
8. Nhà hát Odeon of Herodes Atticus, Hy Lạp
Nằm ở sườn nam Acropolis Athens, Herodes Atticus được xây dựng vào năm 161 (sau Công nguyên), đầu tiên là một đài tưởng niệm, sau đó mới trở thành một nhà hát. Nhà hát được lấy tên từ Herodes, người giàu có nhất vào thời điểm đó. Mặc dù mang dòng máu Hy Lạp, ông là một công dân La Mã được tôn kính và đặc quyền. Sự ra đi của người vợ hiền đã khiến ông sống trong một thời gian dài trầm cảm, sau ông đã tìm được niềm đam mê mới để vượt qua nỗi đau. Một trong số đó là một tượng đài ngay dưới đền Parthenon, được đặt tên “The Odeon of Rigilla”, sau đó đổi thành "The Odeon của Herodes Atticus".
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Sau nhiều lần tung tin về việc sẽ đưa bản đầy đủ của bộ phim Bụi đời Chợ Lớn (đã bị Cục Điện ảnh cấm không cho phát hành) lên internet, hôm qua 5-7, một bản phim dài 90 phút của bộ phim này đã được tải lên khiến dư luận xôn xao.
Tối nay (5-7), top 4 “Vua đầu bếp” sẽ tiếp tục tỉ thí với món ăn đặc trưng Cố đô Huế để tìm ra top 3. Nguyên Giáp, Thái Hoà, Thanh Hoà, Quốc Trí đang đứng trước cơ hội tiến đến danh hiệu “Vua đầu bếp” đầu tiên của Việt Nam.
Sau hơn 3 tháng luyện tập, Góc phố danh vọng phiên bản 2 năm 2013 sẽ ra mắt vào 20h tối nay 5-7/7 tại Rạp Công Nhân - 42 Tràng Tiền, Hà Nội. Được công diễn lần đầu tiên vào tháng 8/2012, Góc phố danh vọng đã thu hút sự quan tâm của 1.200 khán giả lấp kín năm suất diễn.